Thế nào là mật ngữ, chú, tha lực, tự lực trong Mật Tông?

Vấn đáp về Mật Tông của Mật Nghiêm, trích cuốn sách Vấn đáp Mật Tông dễ đọc, dễ hiểu, ngắn gọn.

> Các kiến thức về tái sinh của các Lạt ma Mật Tông Tây Tạng

Hỏi: Mật Tông là gì?

Đáp: Mật Tông là một tông phái của Đạo Phật dùng các “MẬT NGỮ” của chư Phật làm phương tiện tu hành.

Hỏi: MẬT NGỮ là gì?

Đáp: Mật ngữ có nghĩa là “lời nói kín”. Mật ngữ còn gọi là “chân ngôn” (lời nói chân thật). Mật ngữ còn gọi là “Chú”, đây là tiếng thông thường người đời hay dùng nhất. Chú cũng có nghĩa là lời nói bí mật.

Thế nào là mật ngữ, chú, tha lực, tự lực trong Mật Tông? 1

Hỏi: Tại sao nói là bí mật?

Đáp: - Bí mật vì nó không được giải nghĩa.

- Bí mật vì chỉ có chư Phật mới hiểu trọn vẹn.

- Bí mật vì tùy trình độ, căn cơ và sự ứng dụng mà mỗi người một khác, đạt một kết quả khác.

- Bí mật vì nó chỉ được thông đạt qua Tâm truyền Tâm, giữa thầy trò, giữa chư Phật (hoặc người nói ra chân ngôn) với hành giả. Điều này chỉ người nào tu Mật rồi mới chứng nghiệm được).

- Bí mật vì kết quả đạt được tùy Tâm hành giả.

Hỏi: Tại sao lại dùng “Chú” làm phương tiện tu hành?

Đáp: Tu theo đạo Phật có rất nhiều cách để đi tới “cứu cánh giải thoát”, có người niệm Phật, có người tụng kinh, có người ngồi Thiền, vậy thì dùng “Chú” cũng chỉ là mượn xe đi đến đích mà thôi.

Hỏi: Tại sao lại chọn “Chú” mà không dùng các cách niệm Phật, tụng kinh?

Hỏi đáp về Mật Tông ngắn gọn, khoa học.

Đáp: Trong một cuộc hành trình muốn đi tới một điểm nào đó, người ta thường thích chọn xe nào đi cho nhanh và thỏa mái. Vậy thì việc chọn “Chú” mà không dùng các phương tiện khác là như thế.

Hỏi: Tại sao lại nói dùng “Chú” là phương tiện đi nhanh?

Đáp: Vì dùng “Chú” thì ngoài “tự lực” của mình còn nhờ “tha lực”, giống như đi thuyền biết trương buồm nên nhờ được gió đẩy mà đi nhanh hơn.

Hỏi: Thế nào là “tự lực” và “tha lực”?

Đáp: “Tự lực” là dựa vào sức của chính mình mà thành việc. “Tha lực” là nhờ vào sức khác ở ngoài mình trợ giúp. Người tu Mật Tông nói đến tha lực là nói đến sức hỗ trợ vô hình từ các cõi xuất thế gian đưa đến.

Hỏi: Tại sao lại phải nhờ vào tha lực?

Đáp: Bởi vì sức người có hạn mà sức ngoài thì vô hạn, nếu ta biết nương vào sức đó thì sẽ giúp ta sớm đạt kết quả.

Hỏi: Nhờ đâu ta có tha lực hỗ trợ?

Đáp: Nhờ ở chân ngôn tức “Chú”.

Hỏi: Căn cứ vào đâu mà nói “Chú” có tha lực giúp ta mau thành tựu?

Đáp: Điều này thuộc về bí mật, mà chỉ có thể chứng minh được bằng:

- Đức tin của mình,

- Sự chứng nghiệm, và

- Cảm nhận.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bốn điều chúng ta không thực sự sở hữu

Phật giáo thường thức 10:53 13/04/2025

Bốn điều này dù có vẻ thuộc về ta, nhưng thực chất chỉ là tạm bợ, nằm ngoài sự kiểm soát và sẽ mất đi theo thời gian.

Khái niệm siêu thoát trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 10:26 13/04/2025

Sống chết là quy luật, là sự thật trên cõi đời này. Hầu hết các tôn giáo tồn tại trên thế giới đều đề cập đến vấn đề sau khi chết. Tùy theo quan điểm của mỗi tôn giáo, vấn đề sau khi chết được trình bày khác nhau.

An tĩnh trước cơn giận

Phật giáo thường thức 10:00 13/04/2025

Đức Phật đưa ra dụ ngôn về một trận chiến giữa chư Thiên và loài A-tu-la. Trận chiến này xảy ra rất khốc liệt. Cuối cùng, chư Thiên thắng trận và loài A-tu-la bị đánh bại. Vua A-tu-la là Vepacitti bị bắt trói hai tay, hai chân và cổ, rồi dẫn đến trước vua của chư thiên là Sakka

Sức mạnh của ý niệm rất lớn

Phật giáo thường thức 09:00 13/04/2025

Người thật sự có phước đức họ sống ở đâu, nơi đó có thiên tai, thiên tai không thể hóa giải được, đức của một người chưa đủ, không thể hóa giải được, nhưng có thể khiến cho thiên tai giảm nhẹ xuống. Chuyện này chắc chắn làm được.

Xem thêm

Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo