Thế nào là người trí tuệ?
Người trí tuệ dường như khờ, nhưng khi đối duyên xúc cảnh thì lại ứng pháp. Lúc ứng pháp lại cực kỳ linh hoạt nên khi đó lại thấy người trí tuệ vô cùng sắc bén, thông thái.
Người trí tuệ là người luôn biết linh động và tương ưng với mọi hoàn cảnh đang diễn ra. Vì chính trí tuệ sẽ giúp cho họ ứng pháp một cách dễ dàng.
Chỉ có trí tuệ mới giúp ta ứng pháp, còn kiến thức thì chỉ giúp ta hiểu trên bình diện tâm trí thôi còn nỗi sợ, bất an, sân giận đang có trong ta thì vẫn còn ở đó.
Trí tuệ thật sự sẽ giúp ta chuyển hoá tận gốc rễ của mọi vấn đề trong cuộc sống một cách hồn nhiên.
Chuyển hoá một cách hồn nhiên nghĩa là không tạo tác, không cố gắng mà tự động những gì nơi nội tâm chuyển hoá, hoàn cảnh xung quanh cũng sẽ được chuyển hoá.
Trí tuệ là sự nghiệp của người học Phật
Người trí tuệ thật giống như trẻ thơ vì luôn sống hồn nhiên, và cũng giống luôn kẻ khờ vì không sống trong đối đãi.
Người trí tuệ không theo phe phái, không nghiêng bên này mà chẳng nghiêng bên kia. Họ luôn có lối đi riêng phù hợp với trung đạo.
Người trí tuệ dường như khờ, nhưng khi đối duyên xúc cảnh thì lại ứng pháp. Lúc ứng pháp lại cực kỳ linh hoạt nên khi đó lại thấy người trí tuệ vô cùng sắc bén, thông thái.
Người có trí tuệ không phải là người nói nhiều mà là người luôn biết lắng nghe. Vì luôn lắng nghe nên được mọi người xung quanh quí mến, yêu thương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 15:44 13/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
Tạng Luật là “bí tạng” chỉ dành riêng cho các vị Tỳ-kheo?
Kiến thức 15:22 13/11/2024“Tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các vị Tỳ-kheo, các chúng khác không có quyền biết đến?”, HT.Thích Phước Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, một trong những vị giáo phẩm uyên thâm Luật tạng đã khẳng định ý kiến đó không có cơ sở theo tinh thần Phật giáo. Hòa thượng giải thích:
Con chó có Phật tánh không?
Kiến thức 10:58 13/11/2024Con chó có Phật tánh không? Đây là một công án nổi tiếng. Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có.
Ðạo trong y khoa
Kiến thức 10:03 13/11/2024Mình sống phước thiện, nghĩa là quả xấu không có cơ hội xâm phạm tới mình, thì người gặp mình, ít nhiều tâm ác cũng ẩn, thiện hạnh sẽ sinh.
Xem thêm