Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/02/2023, 10:30 AM

Thế nào là tâm hiền lành?

Để có được tâm hiền lành thì phải không còn tâm ác độc, hung dữ và nóng nảy. Mà muốn vậy thì chúng ta cần phải được thử thách, nếu ta sống trong nghịch cảnh mà vẫn không khó chịu, phản ứng lại hay có ý muốn hại người thì mới có thể thành tựu được tâm hiền lành.

Audio

Là trong tâm không có ác độc, hung dữ hay nóng nảy. Người có tâm ác là người mà khi quá tức giận thì họ liền khởi lên suy nghĩ “cầu cho người này ra đường bị xe đụng chết đi cho rồi”, hoặc ai mắng chửi mình thì liền nghĩ “ai cắt lưỡi nó giùm”. Cái tâm muốn người khác bị tổn hại là tâm rất ác độc. Còn người không ác độc thì dù người khác có làm tổn hại hay xúc phạm đến mình thì họ cũng không hề nghĩ ác cho người kia, tức là trong tâm không muốn hại ai.

Hung dữ là thái độ sẵn sàng gây tai họa cho người khác, nếu bị người nói nặng là lập tức mắng chửi lại dữ dội hơn, hoặc nếu có người gây sự thì xông vào đánh ngay không cần suy nghĩ.

Không dám tự cao, sống hiền lành như đất bụi, lòng thanh thản an vui

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nóng nảy là trạng thái hay bị mất bình tĩnh do bực bội, khó chịu gây nên và thường dẫn đến những phản ứng mạnh, ai làm mình không vừa ý có thể la hét ầm ĩ. Ví dụ, có người nói nặng thì có thể mình chưa nói lại nhưng trong lòng rất bực dọc, khó chịu.

Để có được tâm hiền lành thì phải không còn tâm ác độc, hung dữ và nóng nảy. Mà muốn vậy thì chúng ta cần phải được thử thách, nếu ta sống trong nghịch cảnh mà vẫn không khó chịu, phản ứng lại hay có ý muốn hại người thì mới có thể thành tựu được tâm hiền lành.

Ví như có người đến mắng chửi xúc phạm mình thì chúng ta phải nhìn xem trong tâm có còn muốn người ta bị tai nạn không, có còn ý ác trong đầu không, có chửi lại người ta không, có động tâm sân giận lên không... nếu không có cả ba điều đó thì chúng ta được gọi là hiền lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Kiến thức 13:33 21/05/2024

Lễ tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: "...Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế, chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác."

13 hạnh đầu đà trong pháp tu nhà Phật

Kiến thức 12:45 21/05/2024

Trong "Thanh tịnh đạo luận" (Visuddhimagga) và một số kinh điển Nam truyền, có nhắc đến 13 hạnh đầu đà (Dhutanga-niddesa), là những hạnh tu khổ hạnh giúp người xuất gia rèn luyện sự thanh tịnh và buông bỏ, nâng cao tinh thần giác ngộ. Dưới đây là sự mô tả chi tiết về từng hạnh đầu đà.

Ý nghĩa sự kiện Đản sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 10:43 21/05/2024

Kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhắc nhở và động viên nhau cùng tinh tấn tu tập, tích cực hơn trên con đường hoằng pháp lợi sinh, phát huy chánh đạo.

Bậc tối thượng không ai sánh bằng

Kiến thức 10:11 21/05/2024

Giáo lý nhà Phật thường nói đến vô ngã, tức là không có cái ngã, không chấp ngã. Phần nhiều chúng ta cho rằng mình có một cái ngã (cái ta 5 uẩn). Con người tạo nhiều ác nghiệp, vọng nghiệp và mọi rối rắm trên đời cũng từ chấp ngã.

Xem thêm