Sao cha mẹ hiền lành mà sinh con dữ dằn?
HỎI: Bạch Thầy lúc nãy Thầy có nói là người ác do từ trường ác tương ưng với cha mẹ ác sanh ra, vậy có trường hợp nào cha mẹ hiền sanh con dữ không thưa Thầy, xin Thầy giải thích cho con được rõ? (Diệu Hiền, TP HCM).
Hoà thượng Thích Thông Lạc trả lời
Có, (cha mẹ hiền lành sinh con dữ dằn). Để Thầy nói cho con nghe:
Bởi vì trong khi đó một hành động ác của một người nào đó, nó sẽ có một từ trường nó phóng ra. Người đó thì cũng có những cái thiện, có những cái ác chứ gì? Thì từ trường ác của họ phóng ra tương ưng với một cái ác của người nào đó, cho nên vì vậy mà nó sanh ra trong cái ác. Nhưng trong gia đình đó ác mà đứa con này sẽ thiện vì từ trường đó hoàn toàn nó có một cái mà thôi, con hiểu không? Bây giờ Thầy nói lại để cho thấy nó rõ ràng hơn:
Cho nên, đức Phật nói: “Pháp trắng, pháp đen”, nghĩa là có một đứa con ở trong gia đình ác mà nó là thiện để nó trả cái quả của nó làm điều ác. Cũng như bây giờ mấy con làm một người thiện, nhưng mà lỡ mấy con tức giận, mấy con làm cái điều gì ác đó thì từ trường ác đó nó sẽ đi tái sanh nó làm con người tương ưng với người ác đó, nhưng mà vì trong từ trường của người đó họ vô tình làm chuyện ác đó chứ chưa phải là họ đã muốn ác.
Chẳng hạn bây giờ chúng ta đi vì sự tu tập của chúng ta mà chúng ta đạp con ốc chết, phải không? Từ trường đạp con ốc chết vẫn ác chớ, cho nên vì vậy nó phải tương ưng vào chỗ bị giết hại mà nó sanh, có phải không? Do nó sanh ở trong một gia đình ác, nhưng mà vì cái ác đó vô tình cho nên nó trả cái quả của nó nhưng mà nó vẫn thiện. Cho nên, có đứa con tốt ở trong gia đình ác, mà cũng có những đứa con ác trong gia đình tốt vì nhân quả nó luôn luôn có.
Ví dụ bây giờ có người sanh ra trong một gia đình đó rất là thiện, có đạo đức, nhưng đứa con nó lại phá phách này kia nọ, ăn cắp, lấy tiền của cha mẹ,… con hiểu chỗ đó chưa? Đứa con đó nó xấu, nó ác, nhưng mà cha mẹ rầy gì cũng không được. Như vậy rõ ràng là đứng trong nhân quả mà nhìn thì cha mẹ của người này đã làm một điều ác nợ với người này, cho nên đứa con đó sanh ra để mà trả. Thì cái nhân quả mà trả vay – vay trả như vậy thì nó do cái tương ưng như thế nào trong nhân quả đó.
Chẳng hạn như bây giờ Thầy làm cái điều gì đó sẽ tương ưng với gia đình đó nó sanh ra làm đứa con đó, nhưng từ trường ác của Thầy nó tương ưng với người đó thôi, người đó cũng có tương ưng với hành động vay trả của nghiệp của Thầy trong quá khứ.
Chẳng hạn bây giờ hành động của Thầy xuất phát ra từ hành động ác, nó sanh làm đứa con của người kia, nhưng người kia trong đời kia nó có vay nợ với Thầy với một điều kiện gì đó, cho nên cái từ trường ác này nó đến đây nó làm quả báo cái người đó, nó làm cho người đó phải khổ sở để trả cái quả đó. Còn không thì đứa con này nó sanh ra nó rất là hiếu hạnh, mà nó lo lắng nó làm ăn, cha mẹ dạy bảo gì nó nghe, tức là do hành động của Thầy có vay nợ với ông kia, cho nên vì vậy nó tương ưng từ cái nợ nhau.
Bây giờ Thầy vay nợ ông kia, Thầy thiếu nợ ông kia, cho nên từ trường của Thầy, Thầy làm một điều gì ác nó tương ưng với ông ta cho nên bây giờ Thầy sanh làm đứa con, cái hành động thiện ác của Thầy sanh làm đứa con của ông ta, rồi cái đứa con đó phải trả cái nợ vì Thầy vay nợ với ông ta, thí dụ vậy. Cho nên, từ trường của Thầy nó sanh ra nó làm đứa con của ông ta, nó siêng năng nó làm lụng, nó luôn luôn hiếu hạnh lo lắng cho cha mẹ dù cha mẹ nghiện rượu đánh đập nó cách gì nó cũng thương ông ta, nó cũng lo cho ông ta, bà ta hết, nghĩa là dù có xua đuổi nó cách gì nó cũng lao đầu vô nó lo. Đó là nó thay Thầy trả nợ đó cho ông ta, vì nó là từ trường của Thầy mà, con hiểu không? Còn không thì nó phá hoại, nó xài xuể, nó lấy tiền, lấy của của ông bà, cho nó ăn đi học mà nó trốn học, nó đi chơi, rồi nó ăn cắp tiền, nó lấy xe nó chạy đua gây ra tai nạn đủ thứ, làm cho ông bà đủ thứ khổ. Đó là ông bà nợ Thầy, cho nên từ trường ác của Thầy sanh làm đứa con ông ta thì ông ta phải trả cái nợ đó bằng cách như vậy.
Cho nên, con thấy nhân quả nó không có sai một chút nào hết, nó phải tương ưng nhau. Chẳng hạn như bây giờ Thầy có nợ với một người nào đó, nợ trong cái đời trước nào đó, trong cái duyên nào đó, bây giờ cái từ trường ác của Thầy nó tương ưng làm con ông đó để nó trả, con hiểu chỗ đó thì con sẽ hiểu được nhân quả.
Rồi các con có điều gì hỏi nữa không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Xem thêm