Phân biệt Thiền chỉ và Thiền quán
Thiền chỉ và thiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến hạnh phúc, an lạc và giải thoát.
Thiền chỉ (samantha) và Thiền quán (vipassana) là hai nội dung lớn trong vấn đề “phát triển của tâm” được đề cập trong Kinh tạng Nikāya. Cả hai phương pháp thiền tập này được coi là phương tiện tuyệt vời nhất đưa đến nhất tâm và tăng trưởng trí tuệ.
Trong kinh Tăng chi bộ, Đức Phật giải thích rõ ràng về bản chất và chức năng của thiền chỉ và thiền quán như sau: “Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập. Để biến tri tham, này các Tỷ-kheo,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… Để thắng tri, để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân… phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán hai pháp này cần phải tu tập”
Thiền chỉ
Về cơ bản, thiền chỉ (samatha) là tập trung tâm vào một đối tượng sâu sắc và giúp cho tâm tĩnh lặng. Trong các bản văn, ý nghĩa của samatha được giải thích là: Paccanīkadhamme same-tīti samatho, có nghĩa là pháp đã thanh lọc và loại bỏ được pháp đối nghịch được gọi là samatha.
Theo Thích Trung Định, thiền chỉ liên quan trực tiếp đến sự an định tâm trí về một đối tượng thiền thích hợp, nhằm ngăn chặn sự phóng túng và vọng tưởng trong tâm. Khi tâm trí tập trung sẽ phát sinh niềm an lạc tinh tế, sự thú vị bởi chấm dứt các dục và các bất thiện pháp. Samatha là một công cụ mạnh mẽ để thực hành thiền minh sát có hiệu quả. Bất cứ ai đạt được thiền chỉ, tâm trí của họ trở nên vắng lặng, giống như một hồ nước hoàn toàn yên lặng trong suốt vô ngần không có một gợn sóng lăn tăn làm khuấy động mặt hồ. Có thể nói, đây là sự thực hành trong sự tập trung tâm, làm cho tâm ý của chúng ta ngưng tụ lại lắng dịu xuống.
Thiền quán
Thiền quán cũng được gọi là thiền tiến trình, không tập trung tâm vào một đề mục cố định nào thay vào đó phát huy khả năng định tâm trên những đề mục thay đổi như là một phương tiện để kiểm chứng bản chất tiến trình thân tâm. Thiền quán là nhìn sâu để thấy rõ bản chất của sự việc.
Tác giả Jack Kornfield chia sẻ, người ta tu tập thiền quán để phát huy tâm từ bỏ, thấy mà coi như là không thấy đối với tất cả những gì đang diễn biến xung quanh ta, đối với tâm thức và đối tượng tâm thức. Đáng lẽ ra, tập trung vào một đề mục nào đó thì người ta lại tập trung vào sự thay đổi liên tục của thân tâm lấy nó làm đề mục, và qua sự quan sát rõ ràng và thăng bằng của chúng ta thực sự đạt đến tuệ giác và trí tuệ.
Định là một yếu tố cần thiết cho thiền quán, nếu không có định thì phải được áp dụng tu tập nhiều đề mục khác. Thiền quán tập trung chánh niệm tỉnh giác vào thân, thọ, tâm, pháp bởi vì chúng cảm nhận qua từng sát-na. Khi sự tập trung và chú ý tăng dần tâm trở nên trong sáng và quân bình.
Tóm lại, thiền chỉ và thiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến hạnh phúc, an lạc và giải thoát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm