Thứ ba, 12/03/2019, 19:45 PM

Theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế

Đối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, con người sống với nhau đầy nghi hoặc và thiếu niềm tin vào nhau, đó là khi chúng ta quay lại với tín ngưỡng để mong được cứu rỗi. Có người tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được đáp ứng.

 >>Những triết lý Phật giáo nổi bật

Quan điểm của Đạo Phật về đấng sáng thế

Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pàli cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.

Trong văn học Phật giáo, xuyên qua giáo lý Vô ngã, không có một thực thể cố định thì hẳn nhiên niềm tin vào một vị thần sáng tạo luôn luôn bị phản bác và từ chối, bởi vì Phật giáo là sự phủ định về sự vĩnh hằng và bất biến trong việc giải thích nguồn gốc của thế giới như vũ trụ, linh hồn, thời gian… Niềm tin về một đấng sáng thế được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi, dẫn đến sự nguy hại lâu dài cho nền móng xã hội do tác động đến những giá trị nhân bản của đạo đức.

Bài liên quan

Vì tin tưởng vào một đấng sáng thế Brahma (Phạm Thiên) mà hàng nghìn năm xã hội Ấn Độ đã duy trì sự phân chia bốn giai cấp, gây nên sự chia rẽ trầm trọng, mỗi giai cấp đều tùy thuộc vào ý chí của đấng Phạm Thiên, cố định vị trí ở thân thể của Phạm Thiên: Giai cấp Bà-la-môn được cho là con chính thống của Phạm Thiên, sinh ra từ miệng Phạm Thiên, là chủng tánh tối thượng an hưởng cuộc đời sung sướng. Giai cấp Sát-đế-lỵ sinh ra từ cánh tay Phạm Thiên là giai cấp hoàng tộc, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị. Giai cấp Vệ-xá được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế. Giai cấp Thủ-đà-la được cho là sinh ra từ gót chân của Phạm Thiên, là hạng bần cùng hạ tiện và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên.

Phạm Thiên và Đế Thích thỉnh vấn Phật

Phạm Thiên và Đế Thích thỉnh vấn Phật

Sự thị hiện của Đức Phật đã làm đảo lộn mọi giá trị cố hữu, thay vào đó Ngài mở ra cánh cửa mới của sự nhận thức khi Ngài chối từ về sự tồn tại của Brahma; điều này được đề cập trong nhiều kinh văn Phật giáo.

Đoạn kinh Tevijja (Trường Bộ I) sau đây là cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bà-la-môn Vàsettha về đấng Phạm Thiên:

Bài liên quan

“…Này Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm Thiên - không có một tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm Thiên, không có một đại tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà và đã tận mặt thấy Phạm Thiên - không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm Thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka… không có một vị nào đã nói: ‘Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm Thiên ở đâu, Phạm Thiên từ đâu đến, Phạm Thiên sẽ đi đâu’.

Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: ‘Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm Thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: ‘Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm Thiên cho những ai thực hành theo’. Này Vàsettha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chính xác, hợp lý…”.

Với sự tin tưởng hão huyền này đã gây nên sự cuồng tín, không khoan dung, nâng cao tự ngã; thông thường hay gây ra sự căm thù và những bạo lực khi người khác không có cùng niềm tin và quan điểm với mình.

Những lý do Phật giáo không tin vào đấng sáng thế

Theo quan niệm nhà Phật thì là con người ai cũng như nhau, đều phải rèn luyện thân, tâm để có tấm lòng như Phật. Hơn nữa Phật cũng là người, chỉ là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn trước chúng ta mà thôi. Đặc biệt, theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế.

Xuyên qua nhiều thế kỷ, triết học Phật giáo đã trình bày các lập luận chi tiết bác bỏ học thuyết về một vị thần sáng thế. Nó đã được quan tâm để so sánh những việc này với cách mà các triết gia phương Tây đã bác bỏ các thông tin chứng minh thần học về sự tồn tại của đấng sáng tạo.

Quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Đức Phật từng nói: "Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu." (Pháp cú 188). Đối mặt trước những thứ họ không thể làm gì như dịch bệnh, các hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, núi lửa luôn đe dọa mạng sống, con người chỉ còn biết nhờ dựa vào yếu tố tâm linh, chính con người đã tự tạo ra những tư tưởng thần thánh để tự an ủi bản thân trong hoàn cảnh khó khăn, có thể khơi dậy lòng can đảm khi họ lâm nguy.

Đó là lý do Đức Phật dạy rằng ý niệm về đấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Vì thế, chúng ta cần tìm cách buông bỏ những tham muốn để đón nhận mọi thứ một cách bình tĩnh thì sẽ sợ hãi sẽ tiêu tan.

Theo quan niệm nhà Phật thì là con người ai cũng như nhau, đều phải rèn luyện thân, tâm để có tấm lòng như Phật. Hơn nữa Phật cũng là người, chỉ là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn trước chúng ta mà thôi. Đặc biệt, theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế.

Theo quan niệm nhà Phật thì là con người ai cũng như nhau, đều phải rèn luyện thân, tâm để có tấm lòng như Phật. Hơn nữa Phật cũng là người, chỉ là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn trước chúng ta mà thôi. Đặc biệt, theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế.

Ý niệm về đấng sáng thế không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu. Niềm tin về một đấng sáng thế được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi.

Bài liên quan

Lý do thứ hai, trong khi các tôn giáo khác cố chứng tỏ rằng họ có Thượng Đế riêng nhưng Đức Phật không tin vào thần linh vì ở đó dường như không có một bằng chứng nào để xác tín cho ý tưởng ấy. Theo quan niệm của Phật giáo thì không nên phán xét, chỉ là đợi cho đến khi những chứng cứ đó được phơi bày.

Lý do thứ ba Phật giáo không tin vào đấng sáng thế không tin vào Thượng Đế, vì tin tưởng như thế không cần thiết. Có thể nhiều tôn giáo dựa vào hình ảnh đấng sáng thế để lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Một vài người tuyên bố rằng tin tưởng Thượng Đế là cần thiết để con người được cứu rỗi. Thực tế là có hàng triệu người không theo tôn giáo nào và có tư tưởng tự do, không đặt niềm tin nơi Thượng Đế mà vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa và hữu ích.  

Không cần sự thưởng phạt của một đấng tối cao, giá trị đạo đức của Phật giáo trên căn bản năm giới cấm và mười điều thiện đã cung ứng cho quốc gia và xã hội một nền tảng đạo đức viên mãn. Không mù quáng và ảo tưởng trong niềm tin, dựa trên triết thuyết hợp lý sâu sắc và thí nghiệm từ sự thực hành mang tính khoa học, Phật tử tôn thờ Đức Phật là bậc thầy (Bổn sư) giác ngộ, một vị thượng đế của lòng từ bi và trí tuệ. Họ nhìn nhận Đức Phật như bản chất tiềm ẩn trong chính mình, đó là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

Đức Phật bằng trải nghiệm của chính mình mà nhìn thấy rằng mỗi chúng sinh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn, phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm