Thiện có thiện báo: Người thầy giáo hết lòng cứu người được phúc báo
Quên mình cứu giúp người gặp nạn, tấm lòng thiện lương của vị thầy giáo nghèo cuối cùng đã được báo đáp tương xứng. Đạo lý “Thiện hữu thiện báo” không bao giờ sai lệch.
Ác giả ác báo là có căn cứ khoa học
Tỉnh Giang Tây có tiên sinh Thư Lão dạy trường tư thục, là người có tâm xây dựng các trường tư thục ở hai tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông, lấy việc dạy học làm niềm vui và kế mưu sinh.
Ngày nọ, tiên sinh cùng với rất nhiều người đồng hương Giang Tây xuôi thuyền trở về làng. Lúc thuyền vừa cập bến, tiên sinh lên bờ tản bộ, bỗng nhiên nghe có tiếng khóc rất thê thảm liền đến gần để xem, thì ra đó là tiếng khóc của một người thiếu phụ trẻ tuổi.
Tiên sinh Thư Lão liền gạn hỏi nguyên do vì sao cô ta lại khóc lóc bi ai như vậy. Người thiếu phụ đáp:
“Chồng tôi thiếu quan phủ 13 lượng bạc, hiện nay quan phủ thúc ép rất gấp, cho nên vạn bất đắc dĩ đành phải bán tôi cho người khác lấy tiền trả nợ. Nhưng nếu tôi bị bán đi, nhất định đứa con mới chào đời sẽ chết vì không có sữa bú. Thưa tiên sinh, như vậy bảo tôi làm sao không đau lòng xót dạ?”.
Nói xong, nàng ta không cầm được lòng, tiếp tục khóc nức nở. Thư Lão bèn an ủi: “Chúng tôi cùng đi trên thuyền đều là các thầy giáo trường tư thục, gốc ở Giang Tây, chỉ cần mỗi người giúp cô một lượng bạc thì có thể giải quyết xong vấn đề này rồi. Cô hãy lau nước mắt đi, không nên khóc lóc như vậy nữa”.
Nói xong, tiên sinh trở về thuyền kêu gọi bạn bè, nhưng mọi người không ai chịu bỏ tiền ra. Tiên sinh Thư Lão bèn gom hết tiền bạc dành dụm được trong suốt hai năm dạy học, vừa đúng 13 lượng bạc, đưa cả cho người thiếu phụ đang gặp hoàn cảnh bi đát kia.
Công đức của số bạc này thật không thể nói hết, đã cứu sống được cả một gia đình. Người thiếu phụ vui mừng rơi lệ, nói lời cảm tạ rồi rời đi.
Ác giả ác báo: Cái chết thê thảm của gian thần Triệu Cao đời Tần
Nhưng thuyền chưa về đến Giang Tây mà lương thực mang theo của Thư Lão đã hết, còn tiền thì đã mang ra giúp người hết sạch rồi. Lúc đó, những người đi chung thuyền đều chế nhạo ông:
“Liệu mình đủ sức mới có thể cứu người! Không ai lại ngu ngốc đến như ông, tiền ăn của mình còn chưa đủ mà dám mang ra đưa hết cho người khác. Bây giờ có chịu đói khát cũng chỉ có thể tự trách mình thôi”.
Dù vậy, trong số những người đi chung thuyền ấy vẫn còn có một người nhận biết được điều hay lẽ phải, rất thán phục việc làm hy sinh cao cả của ông. Vì thế, cứ đến bữa ăn thì người ấy đều đến mời tiên sinh cùng ăn.
Nhưng Thư Lão phải ăn nhờ cơm người khác, làm sao có thể dám ăn no? Vì thế mà phải cam chịu đói khát suốt hai ngày.
Về đến nhà, Thư Lão vội bảo vợ: “Tôi đói quá, mau nấu cơm cho tôi ăn”.
Người vợ thở dài nói nhà không còn gạo, vẫn đang đợi ông mang tiền về để mua. Thư Lão đành bảo vợ sang nhà hàng xóm mượn, nhưng vợ ông nói:
“Tôi vốn đã mượn của hàng xóm rất nhiều rồi, lại hứa khi ông về là có tiền, nhất định sẽ trả hết nợ nần cho họ. Bây giờ ông đã về mà nợ cũ còn chưa trả, họ sao lại tiếp tục cho tôi mượn đây?”.
Tiên sinh Thư Lão liền kể lại tường tận chuyện mình đem tiền dành dụm được trong mấy năm qua để giúp đỡ người thiếu phụ nghèo gặp cảnh khốn cùng cho vợ nghe. Người vợ nghe xong vui vẻ nói: “Nếu đã như vậy, giờ tôi sẽ vào núi hái ít rau dại về, chúng ta cùng ăn qua bữa cũng không sao”.
Nói xong, liền xách giỏ tre đi thẳng vào núi. Nhưng lúc ấy đang mùa khô, tìm chẳng có rau gì ngon, chỉ hái được một ít rau đắng cằn cỗi, đành mang về nhà nấu luôn cả rễ, rồi hai vợ chồng cùng vui vẻ ngồi ăn với nhau.
Tối hôm đó, hai vợ chồng đang ngủ bỗng nghe có tiếng nói trên không trung:
“Vợ chồng Thư Lão biết làm thiện tích phước, hôm nay phải ăn rau đắng, năm sau ắt sinh quý tử, thi đỗ trạng nguyên”.
Cả hai vợ chồng đều nghe rất rõ giọng nói ấy, vội vàng tung chăn bước xuống giường, quì gối chắp tay hướng lên không trung bái tạ.
Năm sau, quả nhiên người vợ sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, đặt tên là Tố Phương. Về sau Tố Phương lớn lên thi đỗ trạng nguyên, đúng như lời báo trước!
Thiện và bất thiện không chỉ là tác nhân đưa đến việc tái sanh vào những cảnh giới an lành hay khổ đau, mà cũng là cơ sở của việc giải thoát hay đọa lạc. Nếu như việc đoạn trừ tham-sân-si được coi là tiêu chí để nhận biết một người có được sự giải thoát hay không, thì đích sau cùng của thiện là sự giải thoát.
Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.
Ðức Phật dạy: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Tất cả mọi người ai cũng có khả năng thành Phật như nhau, vì ta đã có nhân Phật trong người, cái vì biết khi thấy, cái vì biết khi nghe…Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật thọ ký cho các đệ tử sau này ai sẽ thành Phật hiệu gì, ở đâu... Như vậy ta thấy không những đệ tử của Phật sẽ thành Phật mà tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, vì tính bình đẳng dù phải trải qua vô lượng số kiếp về sau.
Trích Đức dục cổ giám
Theo Nhân quả báo ứng hiện đời
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Xem thêm