Thiền đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc trong giới trẻ Hoa Kỳ
Ở nước Mỹ hiện đại, cộng đồng thực tập thiền Phật giáo đang không ngừng gia tăng gấp 3 lần với khoảng 35 triệu người hành trì, và cũng bất ngờ rằng không chỉ người trưởng thành theo thực tập thiền mà trẻ em Hoa kỳ cũng thể hiện sự bén duyên với thiền.
Độ tuổi không phải là vấn đề lớn của những người hành thiền, có rất nhiều trường học ở Hoa Kỳ đang khuyến khích học sinh hành thiền trước buổi học hoặc qua các chương trình thiền chánh niệm ứng dụng trong nhà trường.
Theo báo cáo của Trung tâm Ngăn ngừa kiểm soát và bệnh tật Hoa Kỳ đưa ra cuối tuần qua, số lượng người thực hành thiền trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 có nhiều thay đổi. Cụ thể, số lượng trẻ em hành thiền vào năm 2012 do Trung tâm Thống kê quốc gia về lĩnh vực sức khỏe khảo sát là rất nhỏ và hiện giờ con số này là 5%.
Song song đó, số người Mỹ tuổi trưởng thành theo thực tập thiền vào năm 2017 là 14.2%, con số này chứng tỏ sự gia tăng mạnh mẽ so với con số 9% người hành thiền vào năm 2012.
Kết quả thống kê cũng cho thấy, người da trắng thực tập thiền nhiều hơn người gốc Tây Ban Nha và da đen. Hiện nay đã có nhiều nhóm thiền tạo ra những cách thức phong phú nhằm giúp đỡ mọi người bằng việc cung cấp nhiều khóa tu, lớp học, các ứng dụng trên mạng và một số chương trình miễn phí, trực tuyến.
Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy thiền tập cũng trở thành cơ hội kinh doanh của một số người. Học giả Richard Davidson, nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Wisconsin Madison, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Sức khỏe Tâm trí, khẳng định thiền tập Phật giáo đang đối diện với một thách thức lớn liên quan đến bảo tồn các giá trị nguyên thủy, lâu đời được hướng dẫn bởi Đức Phật và cần được chia sẻ một cách tôn trọng, trung thực và nghiêm túc.
Trong cộng đồng thiền tập Phật giáo tại Mỹ hiện nay, có nhiều người phải chống chọi với các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, mất tập trung và các vấn đề về thể chất như các cơn đau mãn tính, họ dần chuyển sang tìm kiếm các liệu pháp không cần dùng thuốc. Các nhà khoa học như Davidson cùng lúc cũng phát hiện ra rằng, thiền định ít nhất mang lại hiệu quả tích cực đối với sức khỏe, lại không có tác dụng phụ.
Thử nghiệm về mối liên quan giữa thiền tập và sức khỏe tinh thần, nhà tâm lý Robert Wright, tác giả quyển sách “Tại sao Đức Phật là Sự thật” chia sẻ rằng: “Thiền tập là một kỹ thuật đặc biệt để chuyển hóa từ lo âu, hối hận cũng như nỗi đau của thân thể sang trạng thái giải thoát”. Gần đây, các kết quả trên nghiên cứu lâm sàng cho thấy thiền chánh niệm có thể giúp giảm đau và thoát khỏi trầm cảm. Đối với trẻ em, các thử nghiệm công bố vào tháng 10 trên tập san chuyên ngành về tâm lý cho thấy thiền tập có những tác dụng tích cực đáng kể về khả năng điều hành, chú ý, giảm trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các biểu hiện tiêu cực.
Ngài S.N. Goenka, một học giả, thiền sư người Myanmar chia sẻ rằng, Đức Phật không dạy con người về tôn giáo theo kiểu bè phái. Ngược lại, Ngài dạy mọi người về phương pháp sống nhằm đạt được sự sáng suốt, bình yên trong tâm thức và giải thoát khỏi mọi khổ đau.
Theo các nhà nghiên cứu, thiền tập theo phương pháp chánh niệm đã được thực tập ở Đông và Nam châu Á kể từ khi Đức Phật truyền dạy vào khoảng 2.600 năm trước. Vài thập niên trước, pháp môn này đã đến phương Tây với sự giảng dạy của các thiền sư như Thích Nhất Hạnh, Jon Kabat-Zinn, Chogyam Trungpa Rinpoche, Tara Brach và Jack Kornfield. Mục tiêu của thiền định thỉnh thoảng bị hiểu nhầm như là cách để tâm thức rỗng không. Nhưng theo Davidson, “Đó thật sự là cách để khám phá bản chất thực bên trong tâm là gì. Đó là sự khám phá, truy tìm, mở lòng một cách chân thực để tìm hiểu chúng ta là ai”. Năng lượng để ổn định thân tâm cũng trở thành đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học chuyên ngành thần kinh, tâm lý và bác sĩ.
Lý giải sự phát triển của thiền, nhiều học giả cho rằng đó là điều tất yếu. Học giả Richard Davidson cũng khẳng định, khi văn hóa, lối sống của chúng ta trở nên phát triển với nhiều vấn đề làm gia tăng sự lo âu và căng thẳng trong đó có cả hệ lụy từ truyền thông, nhờ thiền tập Phật giáo con người có khả năng điều chỉnh hoàn cảnh sống trong đời sống hiện đại". Nhờ thế thiền trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại của nước Mỹ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiên Giang: Khai mạc Đại giới đàn Giác Phước Phật lịch 2568
Tin tức 07:50 24/11/2024Sáng 23/11/2024, tại giới trường chùa Phật Quang Phổ Chiếu (xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã chính thức khai mạc Đại giới đàn Giác Phước PL.2568.
BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu họp giải quyết công tác Phật sự còn tồn động
Tin tức 18:30 23/11/2024Sáng ngày 23/11/2024, dưới sự chủ toạ của TT. Thích Thanh Phong - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kinh tế Tài chánh Trung ương, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh, Thường trực BTS GHPGVN tỉnh đã nhóm họp tại hội trường Ban Trị sự đặt tại chùa Từ Quang số 102, Hạ Long, phường 2, Tp. Vũng Tàu.
BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hoá khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Quan Hóa
Tin tức 08:29 23/11/2024Sáng ngày 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng 2 ngôi nhà cho hộ gia đình bà Hà Thị Tựa, bản Pọng Ka Me và ông Hà Văn Đinh khu Cốc, thị trấn Hồi Xuân, H.Quan Hóa.
“Sáng đạo trong đời” đánh thức nội tâm thanh tịnh trong ta
Tin tức 22:37 22/11/2024Hòa thượng Thích Thọ Lạc nói xem triển lãm ‘Sáng đạo trong đời’ chúng ta, như được chiêm ngưỡng một thế giới nội tâm thanh tịnh, nơi mà tình yêu thương và lòng từ bi được lan tỏa.
Xem thêm