Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 06/12/2018, 13:57 PM

Thi tiên Bạch Cư Dị và cuộc hội duyên với thiền sư Ô Sào

Cư sĩ Bạch Cư Dị cho rằng triết lý Ô Sào thiền sư, đứa trẻ lên ba cũng có thể nói. Điểu Khoa thiền sư nói “nhưng ông lão 80 tuổi chưa chắc đã làm được thông”. Mời quý vị cùng chiêm nghiệm.

Ô Sào thiền sư hay Điểu Khòa thiền sư là một vị cao tăng thời Đường, ông sinh tại Hàng Châu. Năm 9 tuổi xuất gia, 21 tuổi đến chùa Quả Nguyện tại Kinh Châu thọ giới.

Đến đời Đường Đại Tông, vua xuống chiếu mời thiền sư vào cung, sư bèn đến. Nhơn đó, sư được gặp Ngài để yết kiến và lãnh ngộ tâm yếu.

Ở phía Bắc Tây Hồ, nơi núi Tần Vọng có một cây tùng cao lớn, cành lá sum suê, uốn quanh như cái lọng, sư bèn ở trên cây đó. Vì thế, người thời bấy giờ gọi sư là Thiền sư Điểu Khòa (Tổ Chim). Lại có chim khách đến làm tổ bên cạnh nên người ta còn gọi sư là Hòa thượng Ô Sào, Thước Sào Bạch Cư Dị, “Thi Tiên” Trung Hoa dưới thời nhà Đường. Một người mà trong lịch sử có gắn nhiều điển tích.

Bài liên quan

Một trong những quan điểm chủ đạo của ông chính là giáo điều - lý thuyết phải gắn với thực hành. Đường thiên cổ quốc là thời đại đạo Phật du nhập và phát triển cực thịnh tại Trung Hoa lúc đó, Bạch Cư Dị trong tâm thái cũng là một triết gia, cũng tham tường nghiên cứu sùng bái đạo Phật. Nhân chuyến hội duyên gặp được Điểu Khoa thiền sư, cả hai đã có buổi đàm luận sâu sắc.

Bạch Cư Dị đi ngang qua thấy thiền sư ngồi trên cành cao, bèn hỏi:

Sao thiền sư ngồi nơi nguy hiểm quá vậy?

Ô Sào thiền sư đáp:

Chỗ ngồi của Thái thú còn nguy hiểm hơn nhiều

Bạch Cư Dị lại nói:

Tôi là viên quan trọng yếu của đương triều, trấn cả giang sơn có gì mà nguy hiểm?

Thiền sư tiếp:

Củi lửa giao nhau, thức tánh chẳng dừng, quan trường thay đổi, tranh chấp lẫn nhau. Chỗ ngồi của đại quan là dưới vua, mà trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì không vừa lòng vua, tính mạng của đại quan và thân quyến đều lệ thuộc vào lòng thương ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của mọi người, một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì không nguy hiểm sao được!

Trong buổi gặp gỡ, Bạch cư sĩ đã hỏi thiền sư “thiền sư, đại ý của Phật giáo, giáo lý nhà Phật xoay quanh điều gì?”

Thiền sư chẳng hề ngẫm nghĩ, miệng mỉm cười đọc bốn câu kệ:

Không làm điều ác

Tích thiện làm lành

Giữ tâm trong sạch

Phật dạy vậy nên

Bạch cư sĩ nghe xong trầm ngâm suy nghĩ. Vốn cũng là người sùng bái đạo Phật, một cư sĩ của Phật giáo, ông cũng cho cho rằng Phật giáo với bản thân mà nói được xem là tinh thông. Nhưng những điều thiền sư vừa nói chẳng phải quá đơn giản sao?. Mặc dù tiếp nhận nhưng chưa tiếp thụ, Bạch Cư Dị lễ tạ ra về, lòng vẫn không ngơi suy nghĩ. Hôm sau, ông đến hỏi lại Ô Sào thiền sư

Thưa thiền sư, hôm qua tôi có vấn ngài về đại ý quảng đại của Phật giáo, tuy đã thị phạm cho tôi nhưng trong lòng vẫn không ngơi suy tưởng. Những điều ngài nói quả thật cơ bản, đứa trẻ ba tuổi cũng có thể nói ra, liệu có phải ngài cho rằng tôi còn non trẻ, xin được nói rõ.

Như đã đoán trước, Điểu Khoa thiền sư đáp:

Cư sĩ nói đúng lắm, đứa trẻ ba tuổi cũng có thể nói lên một câu đạo lý, nhưng để thực hành đạo lý, Cư sĩ hãy xem thử những điều ta nói một ông lão tám mươi liệu đã có thể làm tròn hay chưa?

Giáo lý của nhà Phật chính là từ bi, để tâm thanh tịnh, những điều to lớn không cần thiết phải xuất phát từ những việc làm to lớn. Tâm quảng đại làm việc nhỏ vẫn có pháp nhiệm màu. Cốt lẽ ở đây, với mọi thiện đạo chính là tu tập thực hành, bảo toàn những giá trị của giáo lý cũng là một trong những việc xoay quanh việc tu hành. Dù Pháp có uyên thâm đến đâu, học thức cao cỡ nào, nhưng người thực hành mới là điều quan trọng. Trong cuộc sống sao có thể tránh được những điều làm ác, dù vô tình hay cố ý. Tâm trong sạch nếu không thường xuyên bồi đắp cũng sẽ có lúc bẩn nhơ. Đứa trẻ có thể nói ra những triết lý đó, nhưng để thực hành tinh tấn và liên tục thì liệu ông lão tám mươi tuổi đã thông?

Bạch Cư Dị chẳng nói gì nữa, mỉm cười từ giã ra về.

Có thơ thuật lại rằng:

Bạch Cư Dị lại dùng kệ hỏi:

Đặc nhập không môn vấn khổ không,

Cảm tương thiền sự khấu Thiền ông.

Vi đương mộng thị phù sanh sự,

Vi phục phù sanh thị mộng trung.

Nghĩa là:

Riêng vào cửa không hỏi khổ không,

Dám đem việc thiền hỏi Thiền ông.

Ngay khi mộng là việc phù sanh,

Hay việc phù sanh ở trong mộng?

Ô Sào thiền sư đáp:

Lai thời vô tích khứ vô tung

Khứ dữ lai thời sự nhất đồng

Hà tu cánh vấn phù sanh sự

Chỉ thử phù sanh thị mộng trung.

Nghĩa là:

Đến thì không dấu, đi không vết,

Khi đến cùng đi, có khác gì.

Việc phù sanh ấy cần chi hỏi,

Chỉ phù sanh này là mộng rồi.

Duy Anh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm