Chủ nhật, 13/03/2022, 08:27 AM

Thiền là tặng phẩm vô giá mà Đức Phật đã hiến tặng cho chúng ta

Thiền là tỉnh giác, làm chủ trong mọi ý niệm, suy nghĩ hành động, lời nói của mình. Hiện nay, “Thiền” được nghiên cứu, ứng dụng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đơn giản Thiền là tỉnh giác, làm chủ trong mọi ý niệm, suy nghĩ hành động, lời nói của mình. Hiện nay, “Thiền” được nghiên cứu, ứng dụng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đơn cử như, trong Y học dùng Thiền để trị bịnh, nhất là các bịnh về Tâm Lý; trong Giáo dục, Thiền làm gia tăng khả năng tập trung, phát triển trí tuệ cho học sinh…

Trong đời sống hằng ngày Thiền giúp con người gia tăng sức khoẻ, khắc phục sợ hãi, thành tựu sự nghiệp, nên rất nhiều người thích Thiền, học Thiền, thực hành Thiền. Thật ra học Thiền vô cùng đơn giàn, không khó, nhưng không ít người mắc phải sai lầm, cả trong cách hiểu lẫn trong thực hành, mà phổ biến nhất là:

1. Học lõm, rồi thực hành, không biết Thiền là gì? Ngồi Thiền mà không có Thầy dạy, sẽ dễ dẫn tới sai lầm, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng vì không học lý Thiền và phương pháp thực hành.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Đọc ít sách Tổ sư thiền, chỉ ưa nói lý cao siêu, nhai lại mấy lời Thiền ngữ của các Thiền sư rồi tưởng mình ngộ đạo rồi. Thích nói kiểu, siêu việt sống chết, xem thường Phật tăng, ngạo mạn vô lối, nói Thiện tức Ác, mình đầy đủ rồi, cần gì tu thêm, một cái nháy mắt 3 ngàn năm…mà thực tế, thì vẫn Tham, vẫn nóng nảy, vẫn cố chấp, vẫn khổ đau…thầy gọi đó là "Thiền miệng"

3. Khi ngồi Thiền quán tưởng lung tung, thấy cảnh tượng này, hiện tượng nọ, rồi sinh ra vọng tưởng, điên đảo, đôi khi không được tỉnh táo

4. Ngồi Thiền vì ảo tưởng mong cầu những hiện tượng lạ, cầu linh nghiệm, cầu thần thông, cầu chứng đắc…làm như vậy, thì đã lạc lối ngay từ đầu.

Quan trọng nhất là học, thực hành thiền phải có Thầy hướng dẫn, trực tiếp là tốt nhất, gián tiếp cũng được. Mong rằng, chúng ta ai cũng nếm được hương vị tuyệt vời của Thiền mà không còn mắc phải sai lầm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm