Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/10/2020, 11:15 AM

Phật tử nên ngồi thiền sao cho đúng?

Xã hội phát triển, con người phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc đến cuộc sống. Và thiền là một trong những phương pháp giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, mang lại sự an tịnh, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách ngồi thiền sao cho đúng nên dẫn đến việc thiền chưa có hiệu quả.

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Những điều cần biết về ngồi thiền 

Trong cuộc sống đầy biến động hiện nay, mỗi chúng ta đều phải đối mặt với nhiều áp lực, những giấy phút bình yên, thư giãn là rất cần thiết. Có khá nhiều phương pháp giúp chúng ta quên đi những mệt mỏi và thiền là một trong những cách được nhiều người thực hiện, đặc biệt là ngồi thiền ngay tại nhà. 

Theo đánh giá của Tiến sĩ Phật học Michael Roach thì thiền sẽ bạn sống chậm lại, cảm nhận được những biến đổi của cơ thể, kiểm soát hơi thở. Tiến sĩ Michael Roach ví cuộc sống giống như một đường đua, khi bạn cảm thấy mỏi mệt thì ngồi xuống nghỉ ngơi mang lại nhiều lợi ích hơn là liên tục lao về phía trước.

Ngồi thiền sẽ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện tốt hơn. Ngồi thiền sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên thoải mái, tập trung, giảm căng thẳng, nhận thức được bản thân tốt hơn, cải thiện các mối quan hệ, yêu bản thân hơn...

Các giai đoạn của ngồi thiền về cơ bản gồm có 3: giai đoạn đầu tiên khoảng từ 5 đến 10 phút. Giai đoạn 2 từ 20 đến 40 phút. Giai đoạn 3 dần dần về trạng thái bình thường, kéo dài 5 đến 10 phút. 

Ngồi thiền sẽ giúp cho tâm chúng ta an định và trí tuệ được khai thông, sáng tỏ.

Ngồi thiền sẽ giúp cho tâm chúng ta an định và trí tuệ được khai thông, sáng tỏ.

Tiếng chuông chánh niệm: Chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ngồi thiền sao cho đúng cách?

Ngồi thiền không khó, tuy nhiên nếu không nắm được những bước thiền cơ bản thì rất dễ ngồi thiền sai. Để ngồi thiền sao cho đúng, bạn hãy thực hiện tuần tự các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị ngồi thiền bạn cần loại bỏ những vướng bận của công việc, cuộc sống. Sau đó, tắm rửa sạch sẽ, lựa chọn trang phục rộng rãi, chọn 1 nơi yên tĩnh.

Bước 2: Tư thế

Tư thế ngồi thiền có thể chọn 1 trong 3: tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc kiết già. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều hơn là tư thế kiết già (hay còn được gọi là thế hoa sen.

Ngồi tư thế hoa sen bằng các bước sau. Lưng thẳng, nắm hai châm bằng 2 tay. Đặt chân lên đùi phải. Đặc biệt lưu ý chân phải hướng lên trời, gót chân ép sát bụng. Làm tương tự với bàn chân còn lại. Lúc đầu có thể thấy không quen ngồi hơi khó chịu. Nhưng khi quen rồi sẽ không khó, ngồi sẽ được lâu hơn.

Bước 3: Tập trung tinh thần và tâm ý

Ngồi thiền sẽ giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định....

Ngồi thiền sẽ giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định....

Ý nghĩa thiền định và giải thoát

Nguyên tắc ngồi thiền đó là cần tập trung. Lúc này những yếu tố bên ngoài không thể ảnh hưởng tới tinh thần của bạn. Tư thế ngồi được hướng dẫn trong bước 2 cũng giúp đáng kể để tăng tính tập trung của bạn.

Ngoài ra, khi ngồi thiền việc loại bỏ thị giác cũng là cách tăng độ tập trung...Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền (mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt). Ngồi thiền đạt đỉnh khi tinh thần trở nên trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Dần dần bạn sẽ bước vào trạng thái vô thức, thoải mái, không vướng bận các lo lắng, muộn phiền của cuộc sống.

Bước 4: Xả thiền

Để khí huyết lưu thông bình thường, hết tê mỏi. Bạn cần thực hiện 1 vài động tác trước khi đứng dậy. Dùng tay cọ xát làm ấm thoa lên vùng mắt. Sau đó vuốt nhẹ hai sống mũi, từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Cuối cùng dùng tay bóp chân bớt tê, xoay cổ lưng, hông để các cơ giãn.

Trên đây là hướng dẫn ngồi thiền đúng phương pháp. Bạn chỉ cần bỏ ra mỗi ngày ít thời gian nhưng sẽ giúp cơ thể được thoải mái, tinh thần tập trung, tốt cho sức khỏe.

Thiền là một phương pháp đơn giản giúp tăng sự tập trung, giải tỏa những mệt mỏi, áp lực dành cho tất cả mọi người. Hy vọng rằng những kiến thức về thiền ở trên sẽ giúp ích tới quý Phật tử, độc giả. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm