Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/03/2016, 03:56 AM

Thiền phái Tào Khê, Hàn Quốc hoằng dương Phật pháp tại Cu Ba

Đại diện Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc lần đầu tiên đến viếng thăm Cu Ba dịp sự kiện tôn giáo đã tiết lộ sự lạc quan của mình về sự truyền bá chính pháp Phật đà ở thủ đô Havana, Cộng hòa Cu Ba. 

Hòa thượng Jingwan thuộc Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Yonhap nói: “Cu Ba là một quốc gia đã cải thiện sự tự do tôn giáo và nhấn mạnh các giá trị tôn giáo yêu nước nhưng tỷ lệ theo Phật giáo rất ít. 

Lịch sử Phật giáo Hàn Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ tư (373 Tây lịch) và trở thành tôn giáo dân tộc đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của dân tộc Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 20 triệu phật tử (dân số gần 50 triệu) và 20 nghìn Cơ sở Tự viện trên toàn quốc.

Phật giáo Hàn Quốc đã gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Thế kỷ 20, từ khi đất nước Hàn Quốc đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập, Phật giáo phải đối phó với nhiều thách thức thời đại mới. Một thời gian dài Phật giáo bị lãng quên nơi rừng sâu núi thẳm, nay thị thành Phật giáo hòa quyện cùng cộng đồng xã hội. Thiền phái Tào Khê là một trong những Tông phái đã đóng vai chủ lực trong quá trình hoằng dương Chính Pháp trong suốt chiều dài lịch sử quốc gia Hàn Quốc.

Nay Phật giáo Hàn Quốc đã tạo môi trường tôn giáo tích cực cho xã hội và thu hút mọi giới trong đó có người Âu, Mỹ, rất đông giới trí thức trẻ chú ý và tham gia sinh hoạt Phật giáo, quy y thọ giới, học các khóa giáo lý, khóa tu Thiền ngắn hạn, học Thiền Võ đạo, công tác Từ thiện xã hội, sinh hoạt quân nhân phật tử. . . Phật giáo Hàn Quốc trên đà phát triển mọi mặt và hướng đến góp phần hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn cầu”.

Mujinjang, nhà lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo nói: “Mặc dù không có cơ hội để cống hiến hết mình nhằm cung cấp những giáo lý của Phật giáo Hàn Quốc, nhưng tôi cảm thấy chắc chắn rằng thành phố này có thể là một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy Phật giáo Hàn Quốc tại châu Mỹ".
 
Hòa thượng Jingwan tiếp tục bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng Cu Ba là một quốc gia với đa số dân theo Công giáo, nhưng tôi đã ngạc nhiên khi thấy nhiều cơ sở thờ tự có nguồn gốc các tôn giáo khác nhau.

Dù Phật giáo Nhật Liên (thuộc Phật giáo Nhật Bản) ở Cu Ba hiện tại đang hoạt động, nhưng số lượng thực tế các tín hữu Phật giáo địa phương là rất ít.

Trong suốt thời gian dài một tuần ở Cu Ba từ ngày 26/01/2015, nhà sư Hàn Quốc đã gặp gỡ với các quản trị viên và các cán bộ của các tổ chức tư nhân nhà nước chia sẻ tầm nhìn của mình về Phật giáo Hàn Quốc tại Cu Ba.

Trên đường phố, Hòa thượng đã tạo ra sự thích thú đối với trẻ em.

"Những đứa trẻ chắp tay và cúi đầu khi chúng nhìn thấy tôi trên đường phố trong chiếc áo choàng màu xám. Tôi nghĩ rằng chúng đã xem khá nhiều phim kungfu Trung Quốc!".

Nhà sư cũng cảm thấy thích thú khi những đứa trẻ bật nhảy theo tiếng gõ mõ của mình.

Chuyến thăm Cu Ba của Hòa thượng Jingwan được sắp xếp bởi một tổ chức dân sự hỗ trợ quan hệ văn hóa giữa Hàn Quốc và Cu Ba.

Dự kiến trong tương lai, Hòa thượng Jingwan sẽ tổ chức một nhóm các nhà truyền giáo Phật giáo tới Cu Ba.

"Cu Ba là một quốc gia của đảo và quần đảo, dễ dàng vào biển Caribê. Đất nước này ấm áp vào mùa đông, và sẽ tuyệt vời khi xây dựng một ngôi chùa bên cạnh bãi biển, để chào đón các nhà sư Phật giáo đến tu tập".

Hòa thượng cũng cho biết Phật giáo tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản có thể tham gia chung tay truyền bá những lời dạy của Phật giáo của miền Viễn Đông châu Á.

Những năm sau Cách mạng Cu Ba, các hoạt động của nhà thờ giáo hội Rô-ma bị hạn chế mạnh, và năm 1961 tất cả tài sản của các tổ chức tôn giáo đều bị tịch thu mà không được bồi thường. Hàng trăm tu sỹ và Giám mục bị trục xuất ra khỏi Cu Ba vĩnh viễn. Giới lãnh đạo Cu Ba là những người theo chủ nghĩa vô thần mãi cho đến năm 1992 khi Đảng Cộng sản Cu Ba chấp thuận cho những người theo đạo vào đảng. Năm 1998, giáo hoàng John Paul II tới thăm hòn đảo và được phép có bài phát biểu trước công chúng, 19 giáo sĩ nước ngoài đã được cấp hộ chiếu được phép sinh sống ở Cu Ba.

Ngoài ra, các nhóm tôn giáo khác trong nước như cộng đồng người Do Thái bây giờ cũng được phép tổ chức các buổi lễ cầu nguyện công cộng và tiếp đón các khách thăm nước ngoài. Tháng 10/2008, Cu Ba cho phép đã mở một nhà thờ Giáo hội Chính thống Nga. Buổi lễ khai trương có sự tham gia của Raul Castro, Phó chủ tịch Esteban Lazo, Chủ tịch Quốc hội Ricardo Alarcon và nhiều nhân vật quan trọng khác. Báo chí Cu Ba đưa tin rằng đây là nhà thờ loại này đầu tiên ở Mỹ-La Tinh.

Tại Cu Ba hiện nay có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo: Công giáo, các hệ phái Tin lành, Chính thống giáo, Anh giáo, Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo, Bahai, và các tín ngưỡng có nguồn gốc từ châu Phi.

Chưa có thống kê chính thức nào về tín đồ các tôn giáo ở Cu Ba. Theo ước tính, tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 60-70%, tuy nhiên, tín đồ Thiên Chúa  giáo đến nhà thờ Thiên Chúa giáo định kỳ thường xuyên chiếm tỷ lệ không cao. Giáo hội Thiên Chúa  giáo Cu Ba được chia thành 3 tổng giáo phận, 11 giáo phận; Chức sắc Công giáo Cu Ba có 01 Hồng y, 15 Giám mục, trong đó có 01 Giám mục người Tây Ban Nha. 

Tin lành chiếm khoảng 5% dân số Cu Ba, khoảng 100 tổ chức Tin lành đang hoạt động tại Cu Ba: Hệ phái Tin lành Bắp-tít có đông tín đồ hơn cả; các tổ chức Tin lành khác thuộc các hệ phái như Giám lý, Cơ đốc Phục lâm, Trưởng lão, Quaker và Penticostal, Chứng nhân Jehova, Mormon… Trong số các hệ phái Ki-tô đang hoạt động ở Cu Ba, 55 tổ chức hệ phái đã được cấp đăng ký hoạt động. Các tổ chức, hệ phái Ki-tô (trừ Công giáo) đã lập ra Hội đồng các giáo hội Ki-tô với mục đích liên hữu trong một số lĩnh vực, nhất là từ thiện nhân đạo. Hiện nay, Hội đồng gồm 44 hệ phái thành viên, Hội đồng có mối quan hệ quốc tế rộng lớn, là thành viên và tham gia Ban Lãnh đạo của Hội đồng Các Giáo hội (Ki-tô) thế giới. Hiện nay Hội đồng có 01 đại diện trong Quốc hội Cu Ba.

Thích Vân Phong (Nguồn: Incubatoday)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm