Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/01/2013, 10:46 AM

Thiền sư Cảnh Hư ngôi sao Bắc Đẩu Phật giáo Hàn Quốc cận đại

Kệ thuyết xong Ngài mỉm cười an nhiên tỉnh tọa thu thần tịch diệt. Đất trời rung chuyển, muôn thú gầm thét, cây cỏ ngẩn ngơ sầu, bọn trẻ khóc kính thương tiếc một Lão giáo già, một người cha hiền hòa đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ tìm lại được

Tiến sĩ Robert Thurman nói : “Nếu Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) còn sinh tiền thì tôi xin nguyện làm đệ tử theo hầu hạ Ngài”. Đó là lời bày tỏ sự tôn kính và ngưỡng mộ một vị Thiền sư xuất cách siêu tuyệt thời Triều Tiên (Joseon). Robert Thurman là một giáo sư trường sư Đại học Columbia, một học giả về tôn giáo nổi tiếng thế giới, từng được tạp chí chí Time bình chọn nằm trong số 25 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất tại Mỹ năm Đinh sửu (1997).
 

Giáo sư Robert Thurman là một trong những người tây phương quy y Tam Bảo thụ giới, trở thành tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng, ông vô cùng kính tiếc là Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) đã nhập Niết một thế kỷ qua, nhưng tinh thần nhập thế của Thiền sư còn sống mãi với núi sông Hàn Quốc.

Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) hiệu Tinh Ngưu sinh ngày 24 tháng 8 năm Bính Ngọ (1846) tại Toàn Châu (Jeonju), tục danh Tống Đông Húc (Tong Dong-uk) thuở nhỏ tên thường gọi là Kim Chân Tinh. Phụ thân quý danh Tống Đẩu Ngọc và mẫu thân là bà Thị Mật Dương Phác Thị. Lạ hơn những đứa trẻ khác là khi lọt long mẹ 3 ngày không khóc và miệng luôn tươi cười.

Phụ thân đã qua đời lúc ngài tuổi ấu thơ, sống trong cảnh mồ côi cha và đã sớm ý thức được việc vô thường tang thương biến đổi. Năm lên chín tuổi, Bát Nhã hoa khai, Ngài tìm đến Bồ Đề địa Thanh Khê Cổ Tự, Hoa Tiên (Gwajeon) lễ bái thiền sư Quế Hư (Gye Huh) xin thế phát quy y thọ Sadi giới, được Bổn sư ban cho pháp danh Cảnh Hư (Gyeong Huh). Ngài có người anh Pháp danh Thái Hư hiệu Tánh Viên (Tae huh) đã xuất gia trước đó và từng tu học tại chùa Ma Cốc (Magoksa) cho nên rất thuận duyên trong việc tu học bởi : “Ăn cơm có canh tu hành có bạn”.

 

Năm Canh Thân (1860), vừa tròn 14 tuổi xuân, ngài được Bổn sư cho phép đến Đông Hạc Tự, núi Kê Long Sơn (Gyeryongsan) cầu pháp với Thiền sư nổi tiếng thời Joseon (Triều Tiên) là Thiền sư Vạn Hóa hiệu Phổ Thiện. Tại đây ngài được học Phật và trí lực có dư cho nên thêm học sách Nho lẫn Lão giáo. Trong học chúng ngài được tôn vinh nổi tiếng thông minh, học một biết mười, vừa đạo hạnh lại thêm văn hay chữ tốt.

Năm Kỷ Tỵ (1869) Ngài được tôn làm Pháp sư thỉnh giảng, thuyết pháp các đại giảng đường thời bấy giờ. Là một Pháp sư ngồi trên pháp tòa mới 23 tuổi xuân là trường hợp tuổi trẻ tài cao đặc biệt.

Năm Kỷ Mão (1879), Ngài trở về Tổ đình Thanh Khê Cổ Tự, viếng thăm Thiền sư Quế Hư (Gye Huh), là vị Bổn sư đã dầy công ươm mầm Bồ Đề nơi vườn hoa Bát Nhã, nuôi dạy Ngài từ lúc mới nhập sơn môn, tu hành thời ấu thơ tuổi ngây dại. Trên đường đi, vào một đêm tối trời giông bão, tại một ngôi làng mắc bệnh dịch tả thật tang tóc thê lương, ở Thiên An (Cheonan-si), Ngài đã cảm nhận được nỗi lo sợ của con người khi phải đối mặt trước tử thần. Chính giây phúc đấy ngài chợt tỉnh thức rằng : “Sinh tử như áng mây trôi, sinh tử không phải là hai điều riêng biệt, hiện tại trước ngưỡng cửa của sự sống và cái chết cũng chỉ là dòng chữ trên giấy mà thôi.

Năm Kỹ Mảo (1879) việc phụng dưỡng báo Tôn sư một thời gian, hiếu sự vuông tròn, Ngài trở lại Đông Hạc Tự kiết thất tịnh dưỡng, dũng mãnh tinh tấn Tham thiền nhập định. Sau ba tháng kiết thất an cư, vào ngày 15 tháng 11, buổi sáng ngồi uống trà nghe chim hót, ngài hốt nhiên tỏ ngộ và thốt lên rằng : “Ồ ! cho dù thành trâu cũng phải làm một con trâu không có lỗ mũi”, nghĩa là phải trở thành một thể tồn tại vượt lên trên sự sống và cái chết, tìm đến với cái bản thể tự nhiên vốn có, thoát khỏi mọi rào cản và suy nghĩ phiến diện. Thế mới biết : “Tâm như hư không vô sở hữu”.

Sau đó ngài lui ẩn  ở  Thiên Tạng Am núi Yến Nham Sơn để bảo nhậm công phu. Năm 35 tuổi, vào trọng Hạ tháng 6, một lần nữa khi nghe tiếng hát, Ngài bỗng hoát nhiên đại triệt ngộ, liền ngẫu hứng ngâm nga kệ.

Năm Giáp Thân (1884), vì muốn truyền đăng tục diệm, kế thế Phật Tổ tâm đăng, Ngài Phú pháp truyền Tâm ấn, trao Chánh pháp Nhãn tạng cho chúng đệ tử như các vị : Tuệ Nguyệt hiệu Huệ Minh (Hyewol, 1861-1937):

-Vân Phong hiệu Tánh Túy (1889-1944)

-Hương Cốc hiệu Tuệ Lâm (1912~1978)

-Chân Tế hiệu Pháp Viễn 

Mãn Không hiệu Nguyệt Diện (Mangong,  1871-1946), Thủy Nguyệt hiệu Âm Quán (Suwol, 1855-1928), Long Thành hiệu Chấn Chung (1864~1940), Tuệ Phong  Hán Nham hiệu Trọng Viễn (1876~1951) Chẩm Vân hiệu Huyền Trụ. . . kế thế truyền lưu mạng mạch Phật pháp, khôi phục lại dòng thiền của Phật giáo Hàn Quốc vốn bị đứt đoạn sau thời của Đại sư Tây Sơn (Tây Sơn đại sư - một nhà sư có công lớn trong cuộc chiến chống Nhật Bản năm Nhâm Thìn 1592, Đại sư Tây Sơn đã hợp tác với Đô đốc Hải quân, Đại tướng Phật tử Lý Thuấn Thần đánh tan quân Nhật Bản xâm lược.
 

Năm Bính Tuất (1886), vì thương tưởng đến hậu thế, tiền đồ Phật pháp không bị mai một, ngài thường xuyên đến các chốn sơn môn như: Tu Đức Tự (Sudeoksa ), Khai Tâm Tự (Gaesimsa), Phù Thạch Tự (Buseoksa), Hải Ấn Tự (Haeinsa), Tòng Quảng Tự (Songgwangsa), Hoa Nghiêm Tự (Hwaomsa). . . và địa bàn tỉnh Trung Thanh Nam Đạo (Chungcheongnam-do) để khai thị Chánh tri kiến cho tăng chúng và trong phương tiện giáo hóa, ngài đã chỉnh lại đường lối tu tập cho đúng với chánh pháp Tổ sư Thiền. Duyên có đàn việt thí chủ phát Bồ đề tâm, Ngài cho trùng tu, xây dựng nhiều Thiền viện, Am Tự khắp nơi trên cả nước, trong đó có Thiền viện tại Phạm Ngư tự (Beomeosa) thiền viện đầu tiên của vùng Khánh Thượng (Gyeongsang ), miền Đông Nam của Hàn Quốc. Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) là người chấn hưng Thiền phong toàn quốc và tạo tiền đề cho cuộc chấn hưng Phật giáo Hàn Quốc suy vi thời đại Joseon (Triều Tiên). Ngài kết nối truyền thống An cư, Kiết Hạ, Kiết Đông cho Tăng chúng thúc liễm tu hành.

Năm Kỷ Sửu (1889) Ngài biến Tổ đình Hải Ấn Tự thành trung tâm Đạo tràng Thiền Xã vận động. Ngài là vị Pháp chủ tích cực vận động phong trào Thiền học. Kế thừa Cao Ly Phổ Chiếu Quốc Sư và phát huy tư tưởng “Định Huệ Kiết Xã”, làm cho Thiền phong chấn tác, phát khởi mạnh mẽ và duy trì đường lối thực hành Thiền phái Lâm Tế qua phương pháp Tham công áng, thoại đầu,  làm tiền đề cho dòng Thiền Tào Khê tại Hàn Quốc phát triển sau nầy.

Tuy là bậc tiền bối góp công đầu phục hưng cho Phật giáo Thiền tông của Hàn Quốc, nhưng cũng có rất nhiều quan điểm góc nhìn trái ngược nhau khi đánh giá về Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) có một phong cách siêu nhiên tuyệt diệu.

Cuộc đời của Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) là cả một chuổi thời gian có nhiều điều kỳ dị bí hiểm, người thế gian bình thường khó hiểu nổi. Ngài đã có những hành động phá cách như uống rượu, hay bỗng nhiên hôn nhau với phụ nữ khi vẫn đang đi cùng các đệ tử. Người đời vin vào đó mà gọi Ngài là sư phạm trai phá giới, nhưng những hành động này, thực tế lại được coi là một phương thức tu hành, trắc nghiệm công phu của đồ chúng. Đó chính là sự tự chọn lấy con đường chông gai, chịu để coi là kẻ dị giáo chốn Sơn môn của Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh). Cả đời Ngài, với sự phá cách, đã luôn từ chối cuộc sống ổn định, nằm bó trong khuôn khổ của những tư tưởng hay danh phận để hướng tới việc phật hóa nhân gian, đưa chữ "Thiền" vào cuộc sống hàng ngày.

Cuối đời Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh), Ngài ẩn mật dấu mình tại tỉnh Bắc Bình An (Pyeongan)và Nam Hàm Cảnh (Hamgyeong). Ngài để tóc râu, ăn mặc đạm bạc, tri túc an bần lạc đạo. Vì tương lai thế hệ trẻ vùng nông thôn, Ngài mở trường lớp dạy học cho trẻ em, hằng ngày sống bình dị hòa mình với thiên nhiên cây cỏ trời đất, thường hồn nhiên tung tăng cùng bọn trẻ nơi miền quê thôn dã.

Đầu Hạ mùa sen nở, nông dân đang xuống giống, đồng ruộng xanh bát ngát, ngày 25 tháng tư Năm Nhâm Tý (1912), hóa duyên ký tất, hoằng nguyện Ta bà độ sinh viên mãn, Ngài tự biết thân giả tạm này không còn duy trì được nữa, tắm rửa xong, đốt hương xông trầm, bèn bảo học trò lấy giấy bút nghiên mực đến, Ngài thảo vài nét thuyết kệ

Kệ thuyết xong Ngài mỉm cười an nhiên tỉnh tọa thu thần tịch diệt. Đất trời rung chuyển, muôn thú gầm thét, cây cỏ ngẩn ngơ sầu, bọn trẻ khóc kính thương tiếc một Lão giáo già, một người cha hiền hòa đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ tìm lại được.

Ngài Trụ thế 76 Xuân. Giới lạp 56 Hạ.

Cuối đời Ngài nhập thế hòa quang đồng trần, để râu tóc như một lão giáo già, sống  bình dị chân chất nơi miền quê thôn dã. Mặc dù vậy, nhưng Ngài đã đào tạo biết bao thế hệ tu sĩ trở thành cao tăng thạc đức, sau năm Giáp Ngọ (1954) chính những vị đệ tử Thiền lâm thạch trụ của Ngài là những người đi đầu trong phong trào thanh lọc, thanh tịnh hóa Tăng đoàn, rũ sạch tàn dư phong kiến của Phật giáo thời Joseon (Triều Tiên), viết nên trang mới vinh quang cho lịch sử Phật giáo Hàn Quốc hiện đại.

Vì thế, có thể xem Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh), là một vị Thánh Tăng thị hiện trên mãnh đất đầy biến động của giai đoạn cuối thời Joseon (Triều Tiên), Ngài đã mồi ngọn đèn Thiền Đạt Ma, nối mạng mạch suối nguồn Tào Khê tuôn dòng chảy vô tận, Ngài là một trong những vị thắp sáng ngọn đèn Từ bi Trí tuệ của Phật giáo Hàn Quốc.

Sự thị hiện của Ngài chính là một đóa sen, nằm giữa ao bùn mà vẫn toả ngát hương, ngào ngạt khắp muôn phương. Thiền sư Cảnh Hư (Gyeong Huh) đã viên tịch thời gian một thế kỷ, hành trạng cuộc đời và sự nghiệp của Ngài, thời gian trăm năm trôi qua, nhưng danh thơm tiếng tốt của Ngài mãi với non sông đất nước Hàn Quốc, trái tim của Ngài vẫn cùng nhịp thở với muôn vật và con người xứ Kim Chi.

Sau này các môn nhơn pháp tử ghi chép biên soạn những pháp ngữ của Ngài để lưu lại cho hậu thế như những tác phẩm :

-         Cảnh Hư tập 

-         Cảnh Hư Pháp ngữ 

-         Cảnh Hư Tinh Ngưu Thiền sư niên phổ 

-         Tầm Ngưu ca 

-         Tầm ngưu tụng 

-         Ngộ Đạo ca 

-         Ký Văn 

 

 

 

 

 

Thích Vân Phong (Tổng hợp theo báo Phật giáo Hàn Quốc)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm