Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 28/05/2016, 15:14 PM

Thiền sư John Stevens, Canada giúp đỡ trẻ em Myanmar

Thiền sư John Stevens, gốc Canada đã cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục, đến với hàng chục cộng đồng vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh trên khắp lãnh thổ Myanmar quốc gia Phật giáo.

Thiền sư John Stevens tại Văn phòng làm việc ở Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan (Ảnh: Nyein Nyein)
Sự hào phóng chia sẻ của Ngài thông qua 100 trường học, một tổ chức Phúc lợi Từ thiện Xã hội của Ngài, trụ sở được đăng ký tại thành phố Chiang Mai, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, với tâm từ bi và hạnh nguyện lợi tha của Ngài đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng vạn trẻ em ở Myanmar, đến nay đã có đến hơn 10 nghìn trẻ em nghèo đến trường học rất chăm ngoan.

Hơn 10 năm qua, tổ chức Phúc lợi Từ thiện Xã hội này đã phát triển một đội ngũ thường trực của 35 thợ xây dựng và thợ mộc Myanmar, họ làm việc với tinh thần tình nguyện viên các ngôi làng họ đang cần được giúp đỡ. 

Đến nay đã hoàn thiện 100 trường học, trong đó có 49 trường học ở các vùng xa xôi nghèo khó. 

Nhóm thợ này cũng đã từng xây dựng một Trường Tiểu học ở Mae Hong Son, phía Bắc Thái Lan, và hiện đang có hai dự án đang được tiến hành ở miền Trung Myanmar.

Không giống như ở một số thị trấn và thành phố lớn, các ngôi trường ở vùng sâu vùng xa của Myanamr, phần lớn là nơi sinh sống của nông dân, trong khi về mặt kỹ thuật do Chính phủ sở hữu, thường bị lãng quên các cấu trúc nhỏ tạm thời hơn một mái nhà thiếc sóng, được hỗ trợ bởi bởi các dầm gỗ. Kể từ khi các cấu trúc này không đáp ứng các tiêu chuẩn của Chính phủ, các phòng Giáo dục sẽ chỉ được phân bổ từ hai đến bốn giáo viên của một trường tiểu học, và bất kỳ giáo viên cần thiết bổ sung phải được sự đồng ý của người dân địa phương. 

Tuy nhiên, 100 trường học được ghi chú rằng: “Nếu một ngôi làng nào mà không có một trường học phù hợp với các bộ thông số kỹ thuật giáo dục (Ví dụ diện tích của mỗi lớp học đo học đo 24 feet 30 feet, gạch xây dựng, và nhà vệ sinh thích hợp, cũng như chỗ ở cho giáo viên), Chính phủ sẽ phân bổ ít nhất là hai giáo viên và cấp phép chứng nhận cho mỗi lớp đến trường học miễn phí. 

Điều này làm cho những đóng góp một tình huống đáng tin cậy với dân làng. Họ có được một ngôi trường mới cộng với họ được nhiều giáo viên dạy miễn phí”.
Một Trường học được xây dựng ở Mandalay, Myanmar
Thiền sư John Stevens chia sẻ rằng: “Từ năm 1996, chúng tôi đã khởi nghiệp Phúc lợi Từ thiện Xã hội, góp phần cải thiện kinh tế, sức khỏe cộng đồng, và đầu tư phát triển giáo dục trong các làng xã ở Myanmar.

Những người dân vùng nông thôn Myanmar rất đáng quan tâm đặc biệt. Cuộc sống của họ rất khó khăn, mùa màng thất bát, và lạm phát cao một phần trong cuộc sống hằng ngày của họ, và cố gắng phấn đấu để vượt qua sự nghèo khó. 

Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, họ vẫn tiếp tục tinh thần hài hòa thương yêu với nhau, duy trì sự ấm áp, thân thiện và phẩm hạnh tinh khiết của họ. 

Qua nhiều năm, chúng tôi đã được phúc duyên để gắn bó với họ, và tiếp tục giúp đỡ họ trong mọi hoàn cảnh mà chúng tôi có thể chia sẻ với họ.

Chúng tôi bắt đầu xây dựng trường học, cung cấp máy phát điện, máy bom nước, đóng giếng nước cho nông dân miền quê. Các máy bom và giếng đã làm tưoi mát ruộng vườn của họ, phát triển cây trồng trong mùa khô cũng như mùa mưa. Điều này giúp họ tăng vụ, một năm thu hoạch 2 lần, thay vì mỗi năm một lần.

Về mặt đầu tư sự ghiệp giáo dục, chỉ đơn giản là cung cấp một nơi cho trẻ đi học, cam kết xây dựng 100 trường tường gạch nền móng vững chắc đề phòng ngừa trong những trận thiên tai, giông bão, lũ lụt. Một khi chúng tôi đã hoàn thành việc đánh giá để xây dựng một trường học, chúng tôi phải có trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho một công trình xây dựng tốt.

Chúng tôi tạo ra công ăn việc làm tất cả các công nhân thợ thuyền, vì vậy họ đã cộng tác với chúng tôi trong nhiều năm. Nhiều người trong số 35 thành viên đã cộng tác với chúng tôi ngay từ lúc mới khởi sự Phúc lợi Từ thiện Xã hội.

Kể từ khi thành lập, phạm vi công việc của 100 Trường học, chúng tôi thường xuyên giám sát diễn biến và chăm sóc các cơ sở giáo dục này. Chúng tôi đã xây dựng ký túc xá để cho các giáo viên ở, cũng như cung cấp văn phòng phẩm cơ bản cho hơn 10 nghìn học sinh, bàn, ghế, bảng đen, nhà vệ sinh.

Mỗi năm chúng tôi đều hỗ trợ nhu cầu học tập cho các học sinh như sách vở, bút mực, bút chì, thước kẻ và một bộ đồng phục. Khi chúng tôi cung cấp đồng phục cho học sinh, chúng tôi đã cố gắng tạo ra nhà may nhỏ ở Mandalay, điều này giúp chúng tôi giảm chi phí, tiết kiệm trong quỹ phúc lợi, và để trợ cấp cho 100 trường học, 0,9 USD đối với các em học sinh cấp Trung học, và 0,4 USD cho các em học sinh cấp Tiểu học.

Với sự quan tâm giúp đỡ bởi tấm lòng vàngcủa các nhà tài trợ, ngoài việc trợ cấp cho các em học sinh 100 trường trung tiểu học, còn thêm quỹ phúc lợi để cấp học bỗng cho các sinh viên đại học gặp hoàn cảnh khó khăn của gia đình. 

Một trong những sinh viên vào nghiên cứu khoa tin học do sự trở ngại việc tài chính, sau khi tốt nghiệp đại học, em đã sẻ chia kiến thức của mình với các sinh viên ở đó.
Xưởng may đồ đồng phục cho học sinh, thân nhân gia đình vợ con của đội ngũ xây dựng tình nguyện may
Các em học sinh xếp hàng chờ nhận đồ đồng phục.
Gần đây, tổ chức Phúc lợi Từ thiện Xã hội của chúng tôi đã tham gia vào một Dự án, hợp tác với Chính phủ Myanmar để xây dựng các Trạm Y tế và chỗ ở cho nhân viên Y tế. 

Lãnh đạo Chính phủ Myanamr đã cam kết sẽ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên Y tế, và xây dựng đường gia thông thuận tiện cho các phòng Khám chữa bệnh. 

Hy vọng rằng tân Chính phủ sẽ ưu tiên cho ngành Giáo dục và cải thiện Y tế có một trình độ chuyên môn nhất định, có thể đưa vào một số công việc của tổ chức.

Nữ Cư sĩ phật tử Aung San Suu Kyi, người lãnh đạo Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đã giành chiến thắng vào cuối năm ngoái trong cuộc bầu cử công khai.

Cuộc tổng tuyển cử ở Myamar vừa qua, là một cột mốc lịch sử, kết thúc bước cuối cùng trong lộ trình dân chủ hóa mà Myanmar đã khởi động nhiều năm trước, đồng thời là bước đầu tiên trên con đường xây dựng một xã hội tự do và phồn vinh ở đất nước 55 triệu dân này. 

Chặng đường đổi mới của Myanmar đã thực sự biến nước này thành một trường hợp điển hình cho một chế độ độc tài tự lột xác từ bên trong một cách hòa bình.

Hơn nửa thế kỷ đất nước bị bần cùng hóa, người dân Myanmar đã không ít lần đứng lên chống lại chế độ quân phiệt, nhưng đều bị dìm trong biển máu.

Biến cố 8888 (cuộc đấu tranh đòi dân chủ nổ ra vào ngày 08/08/1988) bị đàn áp khốc liệt, dẫn tới sự thành lập Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập, đưa nữ cư sĩ phật tử Aung San Suu Kyi lên vũ đài chính trị.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) giành thắng lợi áp đảo nhưng bị phe quân đội nắm quyền phủ nhận kết quả bầu cử, lãnh tụ Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại nhà, đảng NLD gần như bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, kết quả bầu cử năm 1990 cho thấy khát vọng và sự lựa chọn của người dân Myanmar mà giới quân sự cầm quyền không thể tiếp tục đàn áp bằng bạo lực.

Trong vòng hai tháng kể từ khi tân Chính phủ tuyên thệ nhậm chức, chúng tôi dã nhận được giấy phép để xây dựng hai ngôi Trường học mới, vì vậy chúng tôi không có bất kỳ vấn đề gì với tân Chính phủ.

Tuy nhiên, bất chấp cam kết của Chính phủ về một lập trường tích cực hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm, theo một báo cáo của Bộ Giáo dục vào năm ngoái, có đến 7.800 công trình Trường học trong cả nước đang rất cần tu bổ, trong khi Bộ Giáo dục có nguồn lực để cải tạo chỉ được 2.800 Trường học.

Bà Priscilla Clapp, cựu đại sứ Mỹ tại Myanmar, cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xã hội Châu Á (Hoa Kỳ) chia sẻ rằng: “Thiền sư John Stevens có những chương trình phát triển cộng đồng bền vững nhất mà tôi đã chứng kiến tại Myanmar, chỉ một phần nhỏ trong số tiền đã đầu tư vào những nỗ lực tương tự của Liên Hiệp Quốc ở những nơi khác trong cả nước”.

Một mạnh thường quân chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã và đang hỗ trợ 100 trường học trong 5 năm qua. Chúng tôi đã đến thăm đất nước này hai lần, và thường thông tin liên lạc với Thiền sư John Stevens trong những năm qua. 

Ngài và các tình nguyện viên rất trung thực, có tính toàn vẹn tuyệt vời, có thể tiếp tục xây dựng trường học cho các giá trị tốt, và cung cấp dụng cụ học sinh cho trẻ em trong các làng xã miền quê, đây thực sự là nhà đầu tư giáo dục tầm cỡ”.
 
Vân Tuyền (nguồn: The Irrawaddy) 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm