Tìm sự an lạc trong cuộc sống theo lời khuyên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Đừng hoài tưởng quá khứ hay ôm mộng về tương lai, hãy cho bản thân một chút thời gian để tận hưởng thực sự cuộc sống này là lời khuyên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh giúp chúng ta thoát khỏi những căng thẳng thông thường, có được cuộc sống an lạc.
>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Gần cả cuộc đời dành cho nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc kết ra triết lý sống, thể hiện trong những câu nói giàu tính suy tưởng và chiêm nghiệm, khiến người ta nhớ mãi.
Tìm kiếm hạnh phúc thực sự của cuộc sống
Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là "Dukkha", nghĩa là một sự bất an, không có khả năng cảm thấy hài lòng. Khái niệm này đề cập đến sự thèm muốn những điều xa vời, không bao giờ có thể thỏa mãn được của con người. Chúng ta tìm kiếm sự giàu có, thành công, quyền lực... nhưng những thứ này chỉ có thể đem đến cho bạn niềm vui ngắn hạn.
Hơn nữa, sự khao khát này thực sự có thể cản trở chúng ta trong việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực, vĩnh viễn. Phật giáo khuyến khích con người suy nghĩ về những điều hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.

Phật giáo khuyến khích con người suy nghĩ về những điều hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.
Đừng hoài tưởng quá khứ hay ôm mộng về tương lai
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng ta có những thói quen tiêu cực về tinh thần lặp đi lặp lại. Một trong những thói quen tiêu cực nhất là thường xuyên suy nghĩ chuyện tương lai quá nhiều. Điều này khiến chúng ta lo lắng, không thể sống trọn vẹn và hạnh phúc với hiện tại.
Những suy nghĩ về quá khứ, lo lắng về tương lai đang ngăn cản bạn trải nghiệm tốt nhất thời điểm hiện tại. Đừng sống vội vàng, hãy cho bản thân một chút thời gian để tận hưởng thực sự cuộc sống này. Điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn, bất ngờ cho bạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thử thưởng thức một tách trà trong chánh niệm - đặt hết tâm trí của bạn vào tách trà, để cảm nhận hơi ấm của chiếc cốc, hương, vị của nước trà. Nếu không có chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị đó.

Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng ta có những thói quen tiêu cực về tinh thần lặp đi lặp lại. Một trong những thói quen tiêu cực nhất là thường xuyên suy nghĩ chuyện tương lai quá nhiều. Điều này khiến chúng ta lo lắng, không thể sống trọn vẹn và hạnh phúc với hiện tại.
Tạo nguồn năng lực tích cực bao quanh
Theo thiền sư, đạo phật cũng quan niệm nghiệp chướng không ám chỉ số phận cố định mà dựa trên hành động và suy nghĩ của bạn trong từng khoảnh khắc. Bạn có thể hiểu, nghiệp là năng lượng bạn tạo ra trong từng khoảnh khắc.
Ví dụ như, bạn thường xuyên phản ứng mọi chuyện bằng thái độ giận dữ, tâm trí của bạn luôn thường trực để bung ra cơn tức giận, thì bạn sẽ nhận được năng lượng tương tự từ những người xung quanh. Nếu bạn có phản ứng nhẹ nhàng, bình tĩnh, bạn cũng sẽ nhận được điều tương tự.
Khái niệm nghiệp chướng này có thể sẽ giúp bạn ý thức hơn về năng lượng mà bản thân tạo ra mỗi ngày. Chúng ta đều có quyền điều khiển hành động và ý định của bản thân và điều đó có tác động đến môi trường sống xung quanh. Hãy thay đổi bản thân tích cực để trở thành người mà bạn muốn.

Hãy thay đổi bản thân tích cực để trở thành người mà bạn muốn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm