Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Mỗi khi nói về đạo Phật thường chúng ta chỉ nghĩ đến những người xuất gia, nên thường cho rằng tình yêu là lĩnh vực ít được đề cập và phân vân không biết Phật giáo có nói gì về vấn đề này hay không.

>NHỮNG GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT NÊN ĐỌC

Mỗi con người sinh ra trên cuộc đời đều có nhu cầu yêu đương và mong muốn có được một  tình yêu cao đẹp, bền vững.

Không phân biệt đó là giới tính, tôn giáo, giai cấp, hay địa vị xã hội; con người ta khi sinh ra lớn lên ai cũng mong muốn tìm thấy một nửa kia của mình để từ đó xây dựng ngôi nhà hạnh phúc có tình yêu và những đứa trẻ.

Có thể nói hành trình đi tìm một nửa kia là một trong những công việc khó khăn, phức tạp và lớn lao nhất trong cuộc đời của mỗi người. Và phải chăng cũng vì thế mà tình yêu đã, đang và sẽ mãi là những đề tài hay, hấp dẫn, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống ở mọi thời đại.

Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình yêu đôi lứa theo quan điểm của Phật giáo.

Mỗi con người sinh ra trên cuộc đời đều có nhu cầu yêu đương và mong muốn có được một tình yêu cao đẹp, bền vững

Mỗi con người sinh ra trên cuộc đời đều có nhu cầu yêu đương và mong muốn có được một tình yêu cao đẹp, bền vững

Quan điểm của Phật giáo về tình yêu?

Phật giáo, một tôn giáo được mệnh danh là tôn giáo của mọi thời đại, đã đồng hành cùng với lịch sử nhân loại hơn 2.500 năm qua có quan điểm như thế nào về tình yêu lứa đôi?

Mục đích cuối cùng của Phật giáo là hướng con người đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử. Và để đi đến điểm đích cuối cùng đó, những người theo đạo Phật có hai thành phần:

Thành phần thứ nhất là những ai muốn đi nhanh, đi đúng đường và có ý chí, nghị lực cao, cũng như có tâm từ bi lớn thì chọn con đường xuất gia. Những người này sống độc thân, không lập gia đình, không hưởng thụ khoái lạc lục dục của thế gian. Đời sống độc thân như vậy đã mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn cho sự tu tập và phụng sự đạo pháp, chúng sanh. Điều này không có nghĩa đạo Phật phản đối tình yêu, chỉ vì một người lập gia đình thường bận bịu cuộc mưu sinh nên có rất ít tự do và thời gian để theo đuổi đời sống tâm linh; chính vì thế, giới luật nghiêm cấm người xuất gia có đời sống vợ chồng.

Thành phần thứ hai là những người sống đời sống phàm tục có gia đình và con cái; họ sống và làm việc cùng với các hoạt động chung của xã    hội. Tuy nhiên họ là những người quy y Tam bảo nên đời sống của họ còn áp dụng thêm những tiêu chuẩn đạo đức mà Phật giáo quy định để giúp cuộc sống và tâm linh của họ ngày càng thăng hoa.

Bài liên quan

Mỗi khi nói về đạo Phật thì người ta thường chỉ nghĩ đến những người xuất gia, nên thường cho rằng tình yêu là lĩnh vực ít được đề cập và phân vân không biết Phật giáo có nói gì về vấn đề này hay không. Thực tế, Phật giáo đã xác lập vấn đề này một cách rõ ràng, cụ thể qua các bản kinh Nguyên thủy về việc thiết lập quan hệ tình cảm nam nữ, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng ngay trong đời sống hiện thực. Mục đích của việc xác lập này nhằm xây dựng một đời sống hướng thượng, gia đình hạnh phúc của giới Phật tử tại gia trong đời này và nhiều đời sau.

Đạo Phật không hề ngăn cấm tình yêu nam nữ

Đạo Phật không hề ngăn cấm tình yêu nam nữ

Mở đầu Kinh Tăng Chi, bài Nữ sắc, Phật nói về vấn đề quan hệ tình cảm nam nữ: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. Rồi Phật nói tiếp: “Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. “Ta không thấy một hương,…một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương, vị, xúc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông…”

Có thể hiểu một cách đơn giản, hương là mùi hương, vị là vị nếm, xúc là tiếp xúc. Người nam thích những điều ấy từ người nữ. Ngược lại, trong quan hệ nam nữ, người nữ cũng cần những điều ấy từ người nam, cho nên Phật nói tiếp: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà”. Phật lại tiếp tục diễn trình về tiếng, hương, vị, xúc… của người nam cũng xâm chiếm và ngự trị tâm người nữ, được người nữ ưa thích và ham muốn.

Như vậy, Đức Phật nhận định sự biểu lộ tình cảm, quan hệ yêu đương giữa nam và nữ nhìn từ hình dáng bên ngoài do sự khác biệt về giới tính mà nam và nữ hấp dẫn lẫn nhau, bị thu hút với nhau không những bằng sắc đẹp, mà còn bằng âm thanh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc và tìm đến với nhau qua con đường tình cảm yêu thương.

Tất nhiên, những điều được Đức Phật nói ra trong bài Nữ sắc thuộc kinh Tăng Chi như nêu trên là lời cảnh giác của Ngài đối với các bậc xuất gia. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng thấy nhận định của Ðức Phật về tình cảm mà người nam và người nữ dành cho nhau rất thực tế. Không một đối tượng nào trong thế gian này lại thu hút sự chú ý của người nam hơn là người nữ. Cùng lúc ấy, sự thu hút chính đối với người nữ lại là người nam. Theo bản năng tự nhiên có nghĩa là người nam và người nữ đem lại cho nhau lạc thú trần tục; họ không thể đạt được hạnh phúc này ở những đối tượng khác. Những quan hệ như vậy dẫn đến tình cảm lứa đôi, sau cùng đi đến hôn nhân, thiết lập một đời sống gia đình là chuyện bình thường và rất tự nhiên.

Đạo Phật không hề ngăn cấm tình yêu nam nữ bởi lẽ con người đang sống trong cõi Dục giới, đầy khát ái, nam nữ đến với nhau để xây dựng gia đình, duy trì nòi giống, đó là nghiệp lực của con người.

Trong tình yêu cần nhớ học thuyết “nhân - quả”

Nói vậy không có nghĩa con người thích yêu như thế nào cũng được; học thuyết Nhân quả – Nghiệp báo của đạo Phật khẳng định con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước những nghiệp đã gây tạo, và nghiệp là thai tạng.

Bài liên quan

Cho nên, đạo Phật dạy con người phải nhận thức đúng đắn, có thái độ sống và hành vi ứng xử đúng mực, không nên tà dâm. Điều này có nghĩa là người Phật tử thì không nên có quan hệ nam nữ hay biểu lộ tình cảm không chính đáng, làm đổ vỡ hạnh phúc của mình và của người khác, mang tiếng xấu cho mình và cho gia đình. Làm được như vậy sẽ bảo vệ quyền được hạnh phúc của con người, xã hội nhờ đó trở nên văn minh, tiến bộ và không ngừng phát triển. Chính vì thế mà giới thứ ba trong năm giới của người tại gia là không được phép có những quan hệ nam nữ không chính đáng.

Đạo Phật không khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các Phật tử phải tránh mọi quan hệ nam nữ, tình yêu lứa đôi

Đạo Phật không khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các Phật tử phải tránh mọi quan hệ nam nữ, tình yêu lứa đôi

Tình yêu cần được chăm sóc và vun bồi

Tình yêu nam nữ cũng như mọi thứ tình cảm khác có mặt trên cuộc đời, theo Phật giáo cũng cần được chăm sóc và vun bồi. Vì tình yêu là nghiệp ái của mình và bản chất của nó là trói buộc và vị kỷ nên hạnh phúc lứa đôi tuy có, nhưng mong manh dễ vỡ. Tình yêu phải được nâng niu, trân quý và gìn giữ suốt cả cuộc đời mới mong bền vững, hạnh phúc. Nuôi dưỡng tình yêu không phải mãi nghĩ về người yêu mà còn học cách tu dưỡng đạo đức, sống chân thành, hiểu biết, chia sẻ và yêu thương hết lòng với người mình thương.

Bài liên quan

Để duy trì các mối quan hệ tình cảm lành mạnh, chúng ta cần nhiều thứ hơn là chỉ có tình yêu. Ta cần phải thương yêu đối tượng như là một con người và như một người bạn. Sự thu hút về giới tính mà tình yêu thường dựa vào là một yếu tố không đầy đủ để thiết lập một mối quan hệ dài lâu. Sự quan tâm sâu sắc, tình thương yêu cũng như trách nhiệm và lòng tin cũng cần phải được vun trồng.

Nguyên tắc chung của đạo Phật là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ, cho nên phản đối những quan hệ tình cảm, tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc, trái với luân thường đạo lý để đảm bảo quyền được hạnh phúc của mỗi con người

Nguyên tắc chung của đạo Phật là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ, cho nên phản đối những quan hệ tình cảm, tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc, trái với luân thường đạo lý để đảm bảo quyền được hạnh phúc của mỗi con người

Nói tóm lại, đạo Phật không khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các Phật tử phải tránh mọi quan hệ nam nữ, tình yêu lứa đôi, sinh hoạt chăn gối trong đời sống vợ chồng. Đạo Phật chỉ khuyến khích con người tìm đến những hạnh phúc chân thật hơn, cao cả hơn, lâu bền hơn. Đó là niềm vui sống đạo đức, niềm vui không vị kỷ, trải lòng từ với mọi người, niềm vui của đời sống thuần thiện thanh cao không bị dục nhiễm và cuối cùng là niềm vui của sự đoạn trừ tham ái, ly si tức là an vui giải thoát.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, mang tính xu hướng toàn cầu hóa, quá nhiều phương tiện để tạo ra sự ham muốn, vì thế vấn đề giới tính càng được quan tâm hơn lúc nào hết. Nếu không có cái nhìn về giới tính đúng theo tinh thần chánh tri kiến thì sẽ dẫn đến những quan điểm lệch lạc về giới tính, gây ra những hậu quả sai lầm về những tệ nạn của xã hội mà tự thân, gia đình, cộng đồng phải gánh chịu như vấn đề mại dâm, bạo dâm, cưỡng bức tình dục, đổ vỡ hạnh phúc gia đình, con cái mất niềm tin với cha mẹ, nạn phá thai, nhiễm HIV, đắm chìm trong hoan lạc, trẻ em lang thang, không nơi nương tựa…

Suy cho cùng vấn đề giới tính, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp liên hệ nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như đạo đức xã hội, sự phát triển dân số, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, tín ngưỡng tâm linh…Vấn đề đặt ra là làm thế nào xây dựng một nếp sống hướng thượng, đảm bảo hạnh phúc tự thân, gia đình và toàn xã hội, trong đó vấn đề giới tính cần phải có cái nhìn đúng đắn và ứng xử trong các mối quan hệ nam nữ của con người trên tinh thần tôn trọng và dân chủ, bình đẳng.

Điều căn bản nhất mà người tại gia có thể thực thi là trong 5 giới điều; có điều thứ ba là không tà dâm, tức là không được có quan hệ trên mức tình cảm, dẫn đến tình dục với những người không phải là vợ hay chồng mình, không được quan hệ tình dục với những người vị thành niên… Nguyên tắc chung của đạo Phật là đạo bình đẳng, tôn trọng nam cũng như nữ, cho nên phản đối những quan hệ tình cảm, tình dục có tính cưỡng bức, bắt buộc, trái với luân thường đạo lý để đảm bảo quyền được hạnh phúc của mỗi con người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm