Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/04/2021, 15:41 PM

Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh: Vị tổ của Phật giáo Nam Bộ

Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã kế thừa hai dòng phái Phật giáo tại Nam Bộ là Lâm Tế gia phổ và Lâm Tế chánh tông. Hai dòng phái này đã phát triển và lan rộng khắp vùng đất Nam Bộ. Thông qua hành trạng của Ngài cho thấy sự đóng góp vô cùng to lớn cho Phật giáo Nam Bộ.

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788, ở thôn Bình Hòa, tổng Bình Thuận Đạo, huyện Kiến An, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Thân phụ họ Nguyễn, tên Cẩm, làm quan dưới triều Nguyễn được vua sắc phong tước hầu, gọi là Nguyền Hầu cẩm, mất năm 64 tuổi và thân mẫu là Nguyền Thị Hiền, mất năm 84 tuổi. Gia đình có truyền thống theo Đạo Phật, cá hai ông bà đều quyy, là cư sì chùa Từ Ân ở Gia Định (nay thuộc TP Hồ Chi Minh).

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788

Thiền sư Tiên Giác - Hải Tịnh, thế danh Nguyền Tâm Đoan, sinh ngày 30/5/1788

Danh tăng xuất chúng: Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, tấm gương sáng Như Lai

Năm 1806, Ngài được thân mẫu dẫn đến chùa Sắc Tứ Từ Ân xuất gia đầu Phật, lễ Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang làm bổn sư, pháp danh Hải Tịnh, huý Tiên Giác thuộc đời thứ 37 Lâm Tế Gia Phổ theo bài kệ truyền pháp Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên… Ngài còn có pháp hiệu Tế Giác – Quảng Châu thuộc đời thứ 36 thiền phái Lâm Tế chánh tông, theo bài kệ truyền pháp Tổ Đạo Giới Định Tông… Năm 1820, Ngài cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên. Năm 1821, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc viên tịch tại chùa Từ Ân. Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang đã cử ngài Tiên Tín – Chánh Trực và Tiên Giác – Hải Tịnh về chùa Từ Ân trông nom công việc.

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế). Đến năm 1822, trước khi viên tịch Thiền sư làm một bài kệ tâu vua rằng: “Ngày xưa Hưng Long thọ nghiệp. Hưng tức niên hiệu Cảnh Hưng, Long tức niên hiệu Gia Long, nay đã qua tới vua hiệu khác, việc Phật pháp này chỉ có Nguyễn Tâm Đoan mới là người thật sự gánh vác và kế thế” [1]. Sau khi xem xong vua phán rằng: “Hoà thượng Mật Hoằng đã từ tạ trẫm mà về cõi Phật” [2]. Theo di chúc của Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng [3], vua Minh Mạng đã “truyền chiếu gọi Nguyễn Tâm Đoan chùa Từ Ân, tỉnh Gia Định vào kinh đô, sắc phong Hoà thượng trụ trì chùa Thiên Mụ” [4]. Năm 1822, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được phong làm Tăng cang tại chùa Thiên Mụ.

Năm 1825 (niên hiệu Minh Mạng thứ 6), đại lễ trai đàn tổ chức ở chùa Thiên Mụ, vua Minh Mạng ngự đến dâng hương lễ Phật và xem Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh thực hiện khoa nghi Phật giáo, chi phí do triều đình chu cấp, chép trong Châu bản triều Nguyễn. Ngày 16/11/1825, bản kê tiền chi tiêu Đại lễ trai đàn chùa Thiên Mụ ghi: “Thị nội tiền phong doanh, quản Hậu Vệ, vệ uý, nhưng lãnh Thượng Trà Viện, viện sứ Lộc Tiến Hầu khâm dụng châu bửu tấu sách nhất bản, nội tự hành trai đàn tại Thiên Mụ tự phụng tiêu tiền cửu bách tứ thập quán tịnh các hạng” [5] (Dịch: Vệ uý, quản Hậu vệ Thị nội tiền phong dinh, giữ chức viện sứ Thượng Trà Viện là Lộc Tiến Hầu kính xin đóng ấn vua một bản tấu sách, trong đó viên hành trai đàn chùa Thiên Mụ xin chi tiêu 940 quan tiền và các thứ) [6]. Sau khi giữ chức Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ một thời gian, trong chùa xảy ra án mạng nên triều đình tạm cách chức Tăng cang để điều tra.

Thiền sư Tiên Giác cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên

Thiền sư Tiên Giác cùng với đệ tử là Liễu Nguyên đến Đức Hòa (nay thuộc Long An) kiến lập chùa Linh Nguyên

Danh tăng Cưu Ma La Thập có những đóng góp gì cho Phật giáo?

Năm 1841, niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất, vua Thiệu Trị mới lên ngôi đã xét lại nguyên nhân vụ án Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh, Ngài được phục hồi chức Tăng cang và giao trụ trì chùa Long Quang đến năm 1842. Trong năm 1842, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được cử đến trụ trì chùa Giác Hoàng trong kinh thành thay cho Tăng cang Nguyễn Nhứt Định (tức Thiền sư Tánh Thiên – Nhứt Định) đang bệnh. Theo tờ Dụ ngày 16/9 năm Thiệu Trị thứ 2: “Tư cử Nguyễn Văn Thường bẩm khai thừa dĩ hội đồng chư sơn tự Tăng tái tam lân tuyển, duy hữu hiện sung Long Quang tự Tăng cang Nguyễn Tâm Đoan, am tường kinh giáo, giới luật tinh trì, thị thiền gia mẫn cán để nhân, khả sung Giác Hoàng tự Tăng cang” [7] (Dịch: Nay theo khai bẩm của Nguyễn Văn Thường thì bọn y đã hội đồng chư sơn các chùa tuyển chọn hai ba lần, nhưng chỉ có Nguyễn Tâm Đoan hiện sung chức Tăng cang chùa Long Quang là người am tường kinh giáo, giới luật tinh trì, quả là người mẫn cán trong thiền gia, có thể chọn sung làm Tăng cang chùa Giác Hoàng) [8].

Năm 1844, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trở về Nam Bộ. Cũng năm này, ngày 20/7, Thiền sư Tiên Tín – Chánh Trực trụ trì Sắc Tứ Từ Ân lâm bệnh nặng, phú chúc cho Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh làm giáo thọ trông quản Tăng chúng. Mùa hạ năm 1844, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở trường Hương tại chùa Giác Lâm và thỉnh Thiền sư Phổ Nguyệt ở chùa Huê Lâm làm Thiền chủ, thỉnh Thiền sư Từ Tạng ở chùa Trúc Lâm làm Yết-ma đương vi Thượng toạ (chủ toạ). Ngày 20/10/1849, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở trường Kỳ tại chùa Giác Lâm và được suy tôn làm Hoà thượng Đường đầu truyền giới.

Năm 1850, Nguyễn Tri Phương được bổ nhiệm làm Kinh lược sứ Nam Bộ và “tiến hành một chủ trương hình thành đồn điền, lập ấp để mở mang thêm đất đai, tạo nguồn lương thực. Song song với việc dùng binh lính khai mở đồn điền, Nguyễn Tri Phương cho tập trung dân lưu tán để an cư lạc nghiệp, tạo nên đời sống yên ổn cho người dân và bình ổn trong quản lý” [9]. Vì kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương cũng là người mến mộ Phật giáo, nên “mời Hòa thượng chùa Khải Tường vào tỉnh đường để luận đàm đạo Phật pháp. Quan đại thần nói rằng: Tôi thấy vùng phủ Tây Ninh và hai tỉnh An Giang, Hà Tiên ấy đạo Phật không có người hoằng hoá, ngày nay Đại lão Hòa thượng nên ra sức đến nơi ấy lấy lòng từ bi cứu giúp người đời dứt ác làm lành” [10]. Trước tiên, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đến phủ Tây Ninh tu sửa chùa núi Linh Sơn, chùa Thái Bình, chùa An Cư, rồi đến An Giang, Hà Tiên hoằng pháp.

Cũng trong năm này, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã đổi Quan Âm Các thành chùa Giác Viên. Sau đó xây dựng trung tâm đào tạo giảng dạy Ứng phú sư vùng Chợ Lớn, đồng thời kế thừa phát triển việc nghiên cứu, giảng dạy Tam Tạng kinh điển cho chư Tăng tại chùa Giác Lâm do Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang kiến lập từ trước. Năm 1851, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trở lại An Giang hoằng pháp và tu tạo chùa Phú Thạnh, chùa Vĩnh Thông; đến Hà Tiên lập chùa Giang Thành. Khoảng năm 1852, Thiền sư Hải Tịnh xuống chùa Tây An. Năm 1854, ngài đến xã Nhơn Hưng kiến lập chùa Hoà Thạnh rồi tiếp đến là chùa Phú Thạnh ở xã Nhơn Hưng.

Mộ tháp thiền sư Tiên Giác trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Mộ tháp thiền sư Tiên Giác trong khuôn viên chùa Giác Lâm.

Sa môn Thích Trí Hải – bậc danh tăng lớn của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX

Năm 1858, giặc Pháp tấn công Đà Nẵng, đến năm 1859 nổ súng đánh Gia Định nên Sắc Tứ Từ Ân và Quốc Ân Khải Tường bị chiếm làm căn cứ. Đến năm 1860, Pháp đánh chiếm khắp Gia Định, Biên Hòa, Định Tường nên dân chúng chạy tản cư, chư Tăng ở chùa Giác Lâm và Giác Viên cũng bỏ chạy, chỉ còn Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh và những vị Tăng lớn tuổi ở lại. Vào ngày rằm tháng Giêng năm 1863, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở trường kỳ tại chùa Sùng Phước, thỉnh Thiền sư Chơn Giác làm Chủ kỳ. Ngày mùng 2 tháng Chạp năm 1870, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh khai mở ba đàn giới thể Cụ túc tại chùa Sùng Phước, Ngài làm Đường đầu truyền giới, Thiền sư Chơn Giác chùa Sùng Phước làm Yết-ma, Thiền sư Minh Đề chùa Tứ Phước làm giáo thọ sư. Cũng năm này, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh trao nhiệm vụ trụ trì chùa Giác Viên cho đệ tử Minh Khiêm – Hoằng Ân.

Ngày 8/4/1871, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh họp cùng chư sơn thiền đức tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc, An Giang) thiết lập giới đàn và Ngài làm Hòa thượng Đường đầu truyền giới, Thiền sư Chơn Ứng (trụ trì chùa Sùng Đức và chùa Phụng Sơn) làm Yết-ma, Thiền sư Hải Tuệ (chùa Kim Cang, Biên Hòa) đương vi Yết-ma, Thiền sư Minh Thế (chùa Long Quang, Cần Thơ) đương vi Giáo-thọ. Ngày 8/4/1872, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở giới đàn tại chùa Huỳnh Long (tỉnh Định Tường) do Ngài làm Đường đầu truyền giới. Thiền sư Hoằng Đạo (chùa Phước Long) và Thiền sư Minh Chiếu (chùa Bảo An) làm Yết-ma, Thiền sư Quảng An (chùa Giác Lâm) làm giáo thọ và Thiền sư Minh Trữ làm Chủ kỳ kiêm Giáo thọ và Trần Minh Thế chùa Long Quang làm pháp sư. Giới đàn được gia đình ông Cai Tổng Lý Văn Tồn (một phú hộ vùng Cai Lậy) ủng hộ trợ duyên. Đây là giới đàn đầu tiên ở vùng đất Cai Lậy và có rất nhiều chư Tăng ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh về thọ giới.

Tháng Chạp năm 1873, giới đàn mở tại chùa Phước Lâm làng Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) để tạ ơn Tam Bảo sau khi trùng hưng chùa Phước Lâm. Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh được cung thỉnh vào ngôi vị chứng minh, Thiền sư Minh Trữ làm Đường đầu Hòa thượng truyền giới, Thiền sư Minh Thế (chùa Long Quang – Cần Thơ) làm Yết-ma. Đầu tháng 5/1875, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh mở đàn truyền giới tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự (Tây Ninh), Ngài làm Đường đầu truyền giới, Thiền sư Phước Chí chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự làm chủ kỳ, lại giữ chức Yết-ma và Thiền sư Giác Ngộ chùa Quan Âm làm Yết-ma, Thiền sư Định Huệ chùa Từ Ân làm giáo thọ. Vào những năm cuối đời, Ngài biên tập bộ sách chữ Hán Ngũ gia tông phái ký toàn tập” gồm ba quyển thượng, trung và hạ. Đây là tác phẩm rất quan trọng ghi lại sự kiện sinh hoạt của Phật giáo Nam Bộ vào đầu thế kỷ XIX.

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).

Năm 1804, vua Gia Long sắc phong Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng làm Tăng cang, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).

Giới thiệu sách: 'Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam'

Ngày 8/11/1875 (Ất Hợi), Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh viên tịch thọ 88 tuổi, nhục thân của Ngài được nhập tháp trong khuôn viên chùa Giác Lâm. Trên Bia tháp chùa Giác Lâm có ghi: Lâm Tế gia phổ hiển Tịnh công Tiên Giác chi tháp (臨濟家譜䣭淨公先覺之㙮) và Long vị trên bàn thờ Tổ ghi: Giác Lâm đường thượng Lâm Tế gia phổ tam thập thất thế thượng Hải hạ Tịnh huý Tiên Giác đại lão tổ Hòa thượng giác linh nghê toà chi vị; Sanh ư Mậu Thân niên ngũ ngoạt tam thập nhật chú sanh; Vãng ư Ất Hợi niên thập nhất ngoạt sơ bát nhật thị tịch (覺林堂上臨濟家普三十七世上海下淨諱先覺大老祖和上覺靈貎座之位; 生於戊申年五月三十日註生; 往於乙亥年十一月初八日示寂). Đặc biệt tại chùa Tây An và chùa Giác Viên có khắc tượng bằng gỗ quý để tôn thờ đến ngày nay. Tại chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) Long vị ghi: 覺林堂上嗣林濟正宗三十六世諱際覺上廣下珠大老和尚… (Giác Lâm đường thượng tự Lâm tế chánh tông tam thập lục thế huý Tế Giác thượng Quảng hạ Châu đại lão hòa thượng…).

Như vậy, Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh đã kế thừa hai dòng phái Phật giáo tại Nam Bộ là Lâm Tế gia phổ và Lâm Tế chánh tông. Hai dòng phái này đã phát triển và lan rộng khắp vùng đất Nam Bộ. Thông qua hành trạng của Ngài cho thấy sự đóng góp vô cùng to lớn cho Phật giáo Nam Bộ. Đồng thời, Ngài là người đi đầu trong công cuộc chấn chỉnh nghi lễ ứng phú Nam Bộ lúc bấy giờ. Cho nên hiện nay, hầu hết các ngôi chùa xưa đều mang đậm âm hưởng, ân đức của Ngài. Như Hoà thượng Thích Lệ Trang nhận định: “Ưu đức của Tổ thì cả lục tỉnh hưởng ứng, tất cả lục tỉnh ngày nay thì hết 90% đều là đệ tử môn hạ của Tổ” (phỏng vấn trực tiếp). Để tưởng nhớ ân đức vô cùng lớn lao của Ngài, rất nhiều ngôi chùa Nam Bộ còn thờ Long vị như: Chùa Giác Lâm (Q.Tân Bình), chùa Giác Viên (Q.11), chùa Giác Hải (Q.6), chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức) thuộc TP.HCM; chùa Tân Hưng (Dĩ An – Bình Dương), Linh Sơn Tiên Thạch, chùa Phước Lâm, Linh Sơn Thanh Lâm (Tây Ninh); chùa Linh Nguyên, chùa Thạnh Hoà, chùa Phước Lâm, chùa Thới Bình, chùa Linh Sơn, chùa Kim Cang (Long An); chùa Đức Lâm, Tổ đình Phước Lưu (Tiền Giang); chùa Hội Phước (Đồng Tháp); chùa Tây An, chùa Phú Thạnh, chùa Hoà Thạnh, chùa Đức Linh (An Giang); Sắc tứ Tam Bảo Tự (Kiên Giang); Long Quang cổ tự (TP Cần Thơ)…

Tổ Tiên Giác – Hải Tịnh có những vị đệ tử xuất gia và cầu pháp như: Minh Vi – Mật Hạnh; Minh Khiêm – Hoằng Ân (Diệu Nghĩa); Minh Quang – Phổ Trai; Liễu Thông – Thiện Tín; Minh Phương – Chơn Hương; Minh Mai – Phương Danh; Minh Chức – Huệ Thức; Minh Huyền – Chơn Giác; Minh Giám – Bửu Chơn; Minh Thông – Hải Huệ; Minh Trữ – Quảng Huệ; Minh Hoà – Hoan Hỷ; Minh Thành – Phước Thạnh; Minh Trị – Thiện Bảo; Liễu Ngọc – Phổ Minh; Minh Huyên – Pháp Tạng (Phật Thầy Tây An), Minh Võ – Nhất Thừa… Qua hành trạng của Ngài, hy vọng có thể giúp độc giả tường minh hơn về diễn tiến Phật giáo Nam Bộ thế kỷ XIX.

Chú thích:

[1] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Ngũ gia Tông phái ký Toàn Tập và Hành trạng Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, Nxb. Tôn Giáo, tr.42

[2] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.49.

[3] Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng (1735 – 1835) học đạo với Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc; thuộc thế thứ 36 dòng Kệ “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên…” của Tổ sư Nguyên Thiều và cũng là sư đệ Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang, trước là trụ trì chùa Đại Giác xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên (Biên Hòa, Đồng Nai). Ngài làm Tăng cang chùa Thiên Mụ và trú trì Quốc Ân Tự – Huế. Ngài mất ngày 1/10 năm Ất mùi (1835), Ngài viên tịch tại chùa Quốc Ân, thọ 101 tuổi. Tháp xây trong vườn chùa Quốc Ân, bia tháp ghi: “Sắc tứ Thiên Mụ Tự trú trì, Mật Hoằng Đại lão Đại sư chi tháp” và Long vị ở chùa Quốc Ân ghi: “Sắc tứ Thiên Mụ Tự trú trì, trùng kiến Quốc Ân, Lâm Tế chánh tông, tam thập lục thế húy Tổ Ấn thượng Mật hạ Hoằng lão Thiền sư.” Theo tác phẩm Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hoá: Hoà thượng viên tịch ngày 1/10 năm Ất Dậu (10/11/1925) tại chùa Quốc Ân, thọ 73 tuổi. Vì bia tháp của Hoà thượng tại chùa Quốc Ân do môn đồ tạo năm Bính Tuất (1826).

[4] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.49.

[5] 侍内前鋒營管後衛衛尉仍領尚茶院院使祿進侯欽用朱寶奏册一本內敘行齋壇在天姥寺奉消錢九百四十貫並各項.

[6] Lý Kim Hoa (2003), Châu bản triều Nguyễn (tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 146 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945), Nxb. Văn hoá Thông tin, tr.41.

[7] Thiệu Trị 2 tháng 1-12, CHƯ BỘ NHA Q.22, HTCB No. 319, tờ 161ab. 茲拋阮文常稟開承以會同諸山寺僧再三遴選惟有現充隆光寺僧綱阮心端諳詳經教戒律精持是僧家敏幹底人可充覺皇寺僧綱.

[8] Lý Kim Hoa (2003), Sđd, tr.109.

[9] Đinh Nhài (9/2016), “Nguyễn Tri Phương – Danh tướng có công gìn giữ, mở mang vùng đất phương Nam”, Thư viện tỉnh Đồng Nai, truy cập 19/3/2021.

[10] Thích Huệ Sanh (dịch) (2002), Sđd, tr.53-54.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn

Tăng sĩ 23:58 20/09/2024

Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Xem thêm