Thiên thần và quỷ dữ
Theo dòng thời gian, chúng ta hãy cùng nhớ lại những vụ bạo hành trong đó đối tượng bị hại là những đứa trẻ còn ở tuổi mẫu giáo, mà theo cách quan niệm chung của xã hội thì chúng đang ở giai đoạn vô tội tuyệt đối.
Vào cuối năm 2007, bảo mẫu Lê Thị Lê Vy tại một trường mầm non tư thục ở quận Phú Nhuận, TP HCM đã lấy cuộn băng keo, cắt một đoạn, dán ngang miệng cháu Đỗ Ngọc Bảo Trân 18 tháng tuổi để cho bé không khóc. Kết quả bé gái tội nghiệp tử vong sau đó vài ngày.
Năm 2008, một đoạn clips ghi lại hình ảnh bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã “thương yêu, chăm sóc thế hệ tương lai” theo lối của ác quỷ như thế nào. Trong lúc cho các cháu ăn, bà bảo mẫu ác ôn này đã liên tục quát mắng, dọa nạt, dùng tay túm tóc, giật ngửa mặt từng bé để trút cơm vào miệng chúng. Chưa thỏa cơn rồ đòn, bà Hoa còn dùng thước, tay đánh tới tấp vào mặt bọn trẻ mặc dù hầu hết chúng chỉ mới từ 1-3 tuổi, biến bữa ăn của các cháu thành những cuộc tra tấn man rợ.
Khi đó mọi người đều uất nghẹn với câu hỏi: “Không biết khi đánh thẳng vào mặt bọn trẻ, bà Hoa nghĩ gì trong đầu?”. Câu hỏi còn chưa có lời đáp thì năm sau, vào tháng 5 năm 2009, màn “tắm đòn” rùng rợn của bảo mẫu hung thần Trần Thị Phụng bị phơi bày. Lại có người úp tay vào mặt không dám nhìn khi cảnh thiên thần trần như nhộng bị đè xuống nền gạch bởi bàn chân ác quỷ, giãy giụa, gào thét kinh hãi trước từng gáo nước to tướng dội thẳng xuống đầu, vào mặt.
Cả xã hội lại lên cơn sốc nặng.
Nhưng ai sốc thì cứ sốc, tháng 10 năm sau, 2010, bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ lại trở thành tác giả của một kiểu bạo hành mới: Nhốt cháu bé 3 tuổi vào thang máy vận chuyển thức ăn và thản nhiên bấm nút, mặc cho cháu bé gào khóc. Kết quả toàn thân bé chảy máu, gây đa chấn thương với mức thương tật vĩnh viễn lên đến 38 %.
Bàng hoàng hơn cả là vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh đập và giẫm chết bé gái 18 tháng tuổi, gây hoảng loạn cho mọi bà mẹ có con ở tuổi mẫu giáo.
Cứ tưởng với những hình phạt nghiêm khắc dành cho kẻ phạm tội, thị bọn trẻ sẽ an toàn hơn. Nhưng có vẻ đó chỉ là lý thuyết, khi vào năm 2021, cháu bé 3 tuổi Đỗ Ngọc Ánh bị người tình của mẹ là Nguyễn Trung Huyên hành hạ, đánh gẫy tay rồi đóng hàng chục cái đinh vào đầu tận đến khi cháu lìa đời.
Không thể nào nhớ hết những vụ trẻ bị giết bởi người lớn, mà có nhớ tôi cũng không muốn kể tiếp.
Mấy hôm nay, hàng triệu người chỉ dám đọc tít báo vụ cháu bé mới chỉ 21 tháng tuổi bị kẻ giúp việc dìm chết. Cháu bé mới chỉ 21 tháng. Và cháu bị dìm chết.
Tôi phải nhắc lại rõ ràng từng lời như vậy để tự vấn chính lương tâm mình!Chúng ta đang chứng kiến chuyện của người hay của thế giới ma quỷ?
Phải chăng có một thứ gì đó đang sụp đổ, tan rã từ tầng rất sâu?
Viết đến đây tôi bỗng nhớ lời một vị tu sĩ: "Thiếu một cái móng đạo đức vững chắc, mọi xã hội đều giống như lâu đài xây trên cát".
Hay là thế?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nói với Phật
Góc nhìn Phật tử 10:37 15/11/2024Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Xem thêm