Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 06/01/2023, 15:52 PM

Nếu không đủ trí tuệ nhiều khi “giúp người” thành “hại người”

“Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật tử, nhưng không phải “vị tha quá mức” đến độ xen vào cuộc sống và duyên nghiệp của người khác.

Audio

Không nên rơi vào các quan niệm cực đoan, cho rằng “Sống mình chỉ cần lo cho mình thôi” hay cho rằng “Sống là phải lo cho mọi người, sống vì mọi người” đều là những nhận thức cực đoan. Khi giúp người cũng cần trọn vẹn quan sát và hiểu biết để rõ ràng trường hợp nào nên giúp, trường hợp nào không nên giúp.

Vô ngã vị tha” là cách sống của người Phật Tử, nhưng không phải “vị tha quá mức” đến độ xen vào cuộc sống và duyên nghiệp của người khác. Ví như cha mẹ có nhiều tiền nên cho con sống thoải mái và sung túc nên đứa con luôn quen được dựa dẫm đùm bọc, lười biếng ỷ lại, khó mà nên người…

Vì sao có khi ta giúp người mà không được lợi ích?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong cuốn "Đức Phật & Phật Pháp" có câu “phục vụ để hoàn toàn, hoàn toàn để phục vụ” - tức là muốn tu học tới chỗ hoàn hảo bằng cách phục vụ, mà khi hoàn hảo rồi cũng chỉ để phục vụ. Tuy nhiên hai chữ “phục vụ” này cũng không phải đơn giản, phục vụ cần có cả từ bi & trí tuệ. Nếu chỉ có tình thương mà không có trí tuệ thì nhiều khi “phục vụ” vô tình thành “làm hại” người khác. Như cha mẹ quá thương con, cho con sống đầy đủ thì sau này đứa con khó nên người, vì không thể sống tự lập mà chỉ biết nương tựa và sự dùm bọc của người khác.

Cuộc sống không cần mình cứ nai lưng làm lụng để nuôi người này người kia, mà chỉ cần mình luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần. Làm từ thiện là đúng, nhưng quan niệm phải làm từ thiện thế này hay thế kia lại là sai. Tâm thiện là tâm sẵn lòng tùy duyên tùy hoàn cảnh mà giúp đỡ người khác, nhưng cần sáng suốt rõ biết trường hợp nào cần giúp, trường hợp nào không cần giúp, vì biết rằng giúp đỡ họ chỉ làm họ sống lười biếng, ỷ lại.

Có những trường hợp rất tội, mẹ thương người em trai quá, nên người em trở nên hư hỏng, sống đàng điếm, cờ bạc. Cứ chơi hết tiền thì chỉ biết về xin mẹ. Hồi trẻ mẹ có tiền thì con cứ xin là cho, giờ về già bà hết tiền thì cầu con gái lớn. Người chị thì cứ nai lưng làm việc gửi tiền giúp mẹ, còn mẹ thì lại đem tiền cho người em, khiến người ấy đã hư hỏng càng hư hỏng thêm.

Vậy nên trong đời sống làm gì cũng phải đủ tỉnh táo và sáng suốt, làm từ thiện cũng vậy…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Kiến thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Kiến thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Kiến thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Xem thêm