Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thiền và Trà (I)

Thiền trà là cách uống trà trong thiền đường hay trong các ngôi chùa. Tuy cách thức có khác nhau, nhưng cùng phản ánh sự hòa hợp, kính trọng, trong sạch và tĩnh lặng với sự đơn sơ và an bình của Trà Ðạo. Đó là phẩm chất Đạo trong trà.

>>Shop Ưu Đàm

Trà Đạo là gì ?

Khi nghe nói đến Trà Ðạo có lẽ chúng ta muốn biết ngay Trà Ðạo là gì. Thiên Lợi Hưu (千 利 休, 1522-1591) sống vào thế kỷ thứ XVI, người đã đưa nghệ thuật uống trà trở thành Trà Ðạo với câu nói rất giản dị: “Trà Ðạo là cách làm cho ta hết khát”.

Tranh họa sĩ Hasegawa Tôhaku vẽ Thiên Lợi Hưu vào thế kỷ XVI

Tranh họa sĩ Hasegawa Tôhaku vẽ Thiên Lợi Hưu vào thế kỷ XVI

Bài liên quan

Chúng ta khát nước khi uống nước không đủ và chúng ta thường khao khát niềm an vui và tha thiết muốn hòa nhập vào sự sâu thẳm của tính tự nhiên sẵn có nơi mình. Tính đó vốn chân thật, thường hằng và thấy biết rõ ràng. Đạo Phật gọi tính ấy là Phật tính. Phật tính là tính thấy biết chân thật không sinh bất diệt, luôn luôn có mặt nơi mỗi người nhưng chúng ta không thể lấy mắt mà nhìn thấy, lấy tai mà nghe hay suy nghĩ mà biết được. Chỉ cần để tâm buông xả và trở về trạng thái vắng lặng là chúng ta trực tiếp cảm nhận Phật tính nơi mình đang có mặt trong cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay thấy biết rõ ràng. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ hay phân tích tìm kiếm thì chúng ta không có kinh nghiệm về sự thấy biết trực tiếp này.

Phật tính cũng đồng nghĩa với Chân tâm là tâm thường thấy biết chân thật rõ ràng, khác với vọng tâm là tâm thấy biết cùng lúc dính mắc vào các ý tưởng đối nghịch, do vì vô minh là không có ánh sáng của sự thấy biết chân thật hay trí tuệ, còn được gọi là si mê hay mê mờ, như thân thù, ưa ghét hay cảm giác sướng khổ làm phát sinh những ham muốn hay tham lam. Ham muốn những thứ ưa thích mà không thỏa mãn được thì giận dữ hay sân. Tham, sân, si là những tâm hành (sankhāra), được gọi là ba thứ độc hại nền tảng trong rất nhiều thứ tâm hành khác, có năng lực mạnh mẽ thúc đẩy phải phản ứng lại qua thân làm, miệng nói và ý suy nghĩ tạo ra khổ đau cho chính bản thân hay cho người khác. Thực hành Đạo Phật là thực hành sống với chân tâm hay Phật tính là tính thấy biết rõ ràng và chân thật trong đời sống hàng ngày.

Phật tính cũng đồng nghĩa với Chân tâm là tâm thường thấy biết chân thật rõ ràng, khác với vọng tâm là tâm thấy biết cùng lúc dính mắc vào các ý tưởng đối nghịch, do vì vô minh là không có ánh sáng của sự thấy biết chân thật hay trí tuệ, còn được gọi là si mê hay mê mờ, như thân thù, ưa ghét hay cảm giác sướng khổ làm phát sinh những ham muốn hay tham lam.

Phật tính cũng đồng nghĩa với Chân tâm là tâm thường thấy biết chân thật rõ ràng, khác với vọng tâm là tâm thấy biết cùng lúc dính mắc vào các ý tưởng đối nghịch, do vì vô minh là không có ánh sáng của sự thấy biết chân thật hay trí tuệ, còn được gọi là si mê hay mê mờ, như thân thù, ưa ghét hay cảm giác sướng khổ làm phát sinh những ham muốn hay tham lam.

Bài liên quan

Điều ấy đã được Thiền sư Thích Thanh Từ chỉ rõ trong Tiến thẳng vào Thiền Tông như sau:

“Mắt biết thấy là Chân tâm. Tai biết nghe là Chân tâm. Thân biết xúc chạm là Chân tâm. Mũi biết ngửi là Chân tâm. Lưỡi biết nếm là Chân tâm. Ý biết pháp trần là Chân tâm.”

Và ngài giảng tiếp về điều trên:

“Trước kia mắt biết thấy chúng ta phân biệt đẹp xấu, tai biết nghe phân biệt phải quấy, thân biết xúc chạm phân biệt cái này thích, cái kia không thích… Bây giờ mắt vừa thấy, mình biết nó là Chân tâm, tai vừa nghe là Chân tâm, thân vừa xúc chạm là Chân tâm. Chúng ta có sẵn Chân tâm, nên thấy nghe xúc chạm đều biết. Cái biết đó là biết chặng đầu, thuộc về Chân tâm. Nếu để qua chặng thứ hai, thứ ba thì thuộc về vọng tưởng, vọng thức. Chúng ta chặn ngay ở chặng đầu, không để cho sáu căn vướng mắc sáu trần, đó là chỗ dụng công tu hành”.

Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch, tĩnh lặng và đơn sơ của trà thất, của trà chủ – người mời khách đến uống trà, và trà khách – người được mời, sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi người, là cách biểu lộ trọn vẹn và cụ thể của bốn sự thật của lý, của sự, của lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới.

Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch, tĩnh lặng và đơn sơ của trà thất, của trà chủ – người mời khách đến uống trà, và trà khách – người được mời, sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi người, là cách biểu lộ trọn vẹn và cụ thể của bốn sự thật của lý, của sự, của lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới.

Bài liên quan

Trà Ðạo là nghệ thuật pha và uống trà, đưa ta tiếp xúc thẳng với cội nguồn tâm linh ấy qua hình thức pha trà và uống trà, cùng tác dụng tốt đẹp của các hoạt động này. Nguyên tắc của Trà Ðạo nằm sẵn trong nguyên tắc sống thiền: hài hòa, kính trọng, trong sạch và bình an. Thiền của Phật giáo nhấn mạnh đến một chân lý quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật là sự bất khả phân giữa hiện tượng bên ngoài và thế giới bên trong. Đó là tính cách bất nhị hay không phải là hai thứ tách lìa giữa cái chân thật tuyệt đối, hay lý và các hiện tượng bình thường hay sự, còn được gọi là sắc. Phật giáo còn hướng dẫn cho chúng ta cách cảm nhận trực tiếp về lý sự viên dung, hay sắc chính thực là không và không chính thực là sắc, để đi đến sự hài hòa tuyệt đối của mọi hiện tượng trong thế giới chúng ta đang sống hay sự sự vô ngại pháp giới.

Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch, tĩnh lặng và đơn sơ của trà thất, của trà chủ – người mời khách đến uống trà, và trà khách – người được mời, sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi người, là cách biểu lộ trọn vẹn và cụ thể của bốn sự thật của lý, của sự, của lý sự viên dung và sự sự vô ngại pháp giới nói trên.

Các hạt trà trồng nơi sân chùa

Tô Ðông Pha – một thi sĩ nổi tiếng vào đời nhà Đường ở Trung Hoa – cho rằng trà có tính chất tinh khiết và giống như một người có đức hạnh cao quý, trà không sợ bị hư hỏng. Các vị tăng sĩ Trung Hoa trước đây đã thực hành nghi thức uống trà trước tượng của vị tổ Thiền Tông Bồ Ðề Ðạt Ma theo những cung cách trang trọng, biểu lộ trạng thái an bình, rỗng lặng nhưng linh động của tâm uyên nguyên nơi mỗi chúng ta vốn luôn luôn tinh sạch và tỏa chiếu sự thấy biết rõ ràng và trực tiếp hay tuệ tri. Nghi thức này cùng với nền văn minh đời nhà Tống bị suy giảm khi nguời Mông Cổ xâm chiếm và cai trị Trung Hoa. Nhiều hoa trái của nền văn minh đó trước đây đã được chuyển sang Nhật Bản, được nuôi dưỡng và đơm hoa kết trái tốt đẹp.

Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西) (Hình vẽ vào thế kỷ XII hay XIII)

Thiền sư Minh Am Vinh Tây (明菴榮西) (Hình vẽ vào thế kỷ XII hay XIII)

Theo lịch sử trà đạo Nhật Bản, có vị cao tăng người Nhật là Thiền sư Vinh Tây (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Ngài thọ giáo với các vị Thiền sư tông Lâm Tế. Sau khi trở về nước, ngài mang theo kinh nghiệm tu tập Thiền Tông và một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Thiền sư Vinh Tây viết cuốn Khiết trà dưỡng sinh ký (喫茶養生記), ghi lại các đặc tính của trà giúp làm gia tăng sự thanh cao và khỏe  mạnh của người  tu tập. Sau đó, các vị tu sĩ Phật giáo khác  nối tiếp con đường này.

Bài liên quan

Như vậy, ngay từ buổi ban sơ của trà đạo Nhật Bản, chúng ta đã thấy có sự kết hợp giữa cách uống trà với thiền Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà theo chiều hướng tâm linh. Sau đó, nghệ thuật này được phát triển và trở thành trà đạo, là một cách uống trà theo nghi thức làm cho tâm người uống trở nên trong sáng và bình an qua sự biểu lộ lòng khiêm nhường và kính trọng người khác, hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức nét đẹp đơn sơ nhưng phong phú với tâm tỉnh thức.

Tại Hoa Kỳ, ở các thiền viện Lâm Tế Nhật Bản, thiền trà được diễn ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Buổi sáng sớm, các thiền sinh thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, vệ sinh cá nhân rồi vào thiền đường. Thiền sinh phụ trách pha trà hay trà giả đã sẵn sàng với các chén trà đã lau sạch bóng cùng ấm trà nóng. Trà giả bưng khay trà đến trước mỗi hai thiền sinh cúi đầu chào. Hai thiền sinh ngồi kế nhau chắp tay xá đáp lễ và mỗi người cầm lấy chén trà để trước mặt mình. Sau khi mọi người đều có chén trà, thiền sinh phụ trách mời trà đem bình trà đến giữa mỗi hai người, trịnh trọng cúi chào và châm trà. Khi mọi người đã có trà trong chén, một tiếng khánh gỗ báo hiệu vang lên, mọi người để tâm vào hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, nâng chén trà lên và uống trà hoàn toàn trong tĩnh lặng.

Phẩm chất Đạo trong trà.

Phẩm chất Đạo trong trà.

Bài liên quan

Các thiền đường Tào Ðộng Nhật Bản không uống trà vào mỗi buổi sáng như trên mà chỉ vào các dịp đặc biệt trong tháng. Vị Thiền sư mời tất cả thiền sinh uống một tách trà quý do một cư sĩ biếu ngài. Trong những dịp ấy, vị thầy thường ân cần nhắc nhở môn sinh nỗ lực tu hành tinh tấn để xâm nhập vào cái kỳ diệu của tâm giải thoát. Ðiều này làm chúng ta nhớ lại chuyện các vị vua Nhật Bản ban trà cho quý vị tăng sĩ như vào năm 729, Thánh Vũ Thiên Hoàng ban trà cho một trăm vị tăng tại cung Nại Lương. Ở Việt Nam và nhiều nước khác, đời sống tu hành của các vị tăng ni, Phật tử và trà liên hệ với nhau rất mật thiết về lượng cũng như về phẩm.

Thiền trà là cách uống trà trong thiền đường hay trong các ngôi chùa. Ðến thế kỷ thứ XV, người Nhật đã tạo ra những nghi thức uống trà đặc biệt ở bên ngoài thiền viện mà chúng ta thấy còn tồn tại cho đến nay. Tuy cách thức có khác nhau, nhưng cùng phản ánh sự hòa hợp, kính trọng, trong sạch và tĩnh lặng với sự đơn sơ và an bình của Trà Ðạo. Đó là phẩm chất Đạo trong trà.

Qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu dùng trà đó là Shop Ưu Đàm. Shop Ưu Đàm hiện đang cung cấp các sản phẩm trà như: trà Thiết Quan Âm,  trà Ô Long, Trà Phổ  Nhĩ… bên cạnh các sản phẩm trà, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như Tượng Phật, chuỗi tràng hạt, chuỗi vòng Phật giáo...

Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc, làm sáng bừng ngọn đèn tuệ giác đến với quý Phật tử khi sử dụng để đạt tới cảnh giới cao nhất, cảnh giới của chư Phật, chư vị Bồ Tát, Thánh hiền, Tăng, hay là trạng thái “Trà Phật nhất vị, trà thiền nhất vị”. Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp các sản phẩm trà chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Phật giáo thường thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Phật giáo thường thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Phật giáo thường thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Phật giáo thường thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm