Trà và Phật Giáo: Mối quan hệ không thể tách rời
Trà không chỉ là thức uống giải khát hay thú vui đơn thuần của các nhà sư, mà còn còn là một phần quan trọng trong Phật Giáo. Vì hàng nghìn năm qua, trà và Phật Giáo luôn có mối quan hệ sâu sắc với nhau.
Phải một thời gian dài sau khi ra đời thì Phật Giáo mới bắt đầu bén duyên với trà. Khi Phật Giáo được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ cổ đại, thì trà vẫn chưa xuất hiện tại nơi đây. Phải gần ba trăm trăm năm sau, khi Con Đường Tơ Lụa mới bắt đầu được hình thành thì các nhà sư bắt đầu hành đạo theo Con Đường Tơ Lụa đến với Trung Quốc và cơ duyên của họ với trà mới bắt đầu từ đây.
Trà đã xuất hiện hàng nghìn năm trước ở Trung Quốc. Trung Quốc luôn tự hào họ là cái nôi của trà thế giới vì không chỉ họ có vùng trà Vân Nam (một tỉnh phía Nam giáp với nước ta) lâu đời nhất thế giới và văn hoá thưởng trà của họ cũng xuất hiện sớm nhất. Nơi đây cũng nổi tiếng bởi những loại trà như: ô Long Trà, Thiết Quan âm trà, Đại Hồng Bào, Trà Long Tỉnh, trong đó nổi tiếng hơn cả là trà Long Tỉnh ở Triết Giang, Tô Châu, Hàng Châu, Trung Quốc.
Tại Ấn Độ, trà bắt đầu có khi Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh, họ cũng cho rằng họ cũng là cái nôi của trà thế giới vì vùng trà Assam (Assam là một tỉnh năm ở phía Bắc nước này) còn lâu đời chẳng kém gì Vân Nam. Vùng Assam có những cây trà cổ thụ thuộc chi Camellia sinensis var. assamica cũng là những cây trà cổ thụ tương tự như những cây trà cổ thụ (Camellia taliensis) ở Vân Nam, Trung Quốc, nên người Ấn Độ cũng tin Assam mới là gốc trà của thế giới.
Lục Vũ (733-804) hay còn được xưng tụng là trà thần Lục Vũ vì ông chính là người viết nên cuốn sách đầu tiên về trà “Trà Kinh”, cũng được nuôi nấng dạy dỗ bởi các nhà sư.
Khi trà vượt qua các đồ uống khác, trở thành một thứ mang giá trị văn hoá lớn, mang tính thưởng thức cao nó đi vào rất sâu trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Ở Trung Quốc, trà thúc đẩy gốm sứ phát triển, cung cấp cho gốm sứ Trung Quốc những sự sáng tạo và tìm tòi hết sức độc đáo, đặc biệt gốm sứ đời Tống để lại nhiều sản phẩm độc đáo liên quan đến Trà. Cũng vì đến phục vụ và nhằm đạt đến thưởng trà hoàn hảo, người Trung Quốc đã tìm ra những loại hình thù ấm đất và đặc biệt những loại đất đặc biệt để pha trà, có thể nhắc đến bộ ấm có mỹ danh là “Tử sa ấm”. Ấm tử sa có nghĩa là ấm đất đỏ. Khi pha trà bằng ấm Tử sa, vừa giữ được độ ấm, độ nóng lâu hơn ấm khác, khi pha trà vừa thơm hơn những ấm khác, sắc màu ấm chầm đỏ phù hợp với đặc tính của trà.
Khi Phật giáo giao lưu, tiếp biến với văn hoá Trung Quốc tạo ra một thứ đặc phẩm Phật giáo là: Thiền học. Thiền học là một dược tâm có tác dụng làm cho con người thanh tịnh, giải thoát. Từ đó mà Trà bén duyên cùng nhà chùa. Từ thức uống ngoài thế tục, Trà trở thành một thức uống mang nhiều sắc màu của Phật giáo. Trà vừa là một thức uống vừa là một nghi thức trong Phật giáo vừa trở thành một ý vị, một cảnh giới trong Phật giáo, đó là Giác ngộ.
Trong chốn thiền môn, từ những khâu đầu tiên là kiếm nước, kiếm củi rồi đun nước, pha trà và thưởng trà đều thấm đẫm tinh thần thiền Phật. Trong tất cả những công đoạn trên, nếu như những văn nhân pha trà thưởng trà theo sở thích cá nhân thì đương nhiên nó sẽ không toát lên một ý nghĩa giáo lý nào, đơn thuần nó chỉ là sự cẩn trọng, thanh tú mang tính cá nhân.
Tuy nhiên, trong Phật giáo, quy trình này là quy trình thiền hoá trà đặc biệt đậm nét. Người Phật tử đi kiếm củi không đơn thuần là hành động kiếm củi mà yêu cầu người phật tử phải chuyên tâm, thành tâm trong quá trình kiếm củi. Khi kiếm nước cùng là một quá trình tìm đến với sự thanh lọc tâm hồn, trở về nguồn, và làm thanh sạch tâm hồn. Đun nước pha trà là một khâu đặc biệt quan trọng, lượng củi, lượng lửa sao cho vừa đủ, khống chế lửa cháy sao cho nước sôi theo đúng quy trình của nó. Củi cho đủ độ, lửa sôi đến tầm và đúng quy trình thì nước pha trà cũng vừa “đắc đạo”, tức là khi đó Phật tử đã chuyên chú vào những khâu nhỏ nhất, tâm người tu Phật không động, suy tư sang những chuyện khác.
Củi đủ độ, nước sôi đủ độ, lửa cháy vừa đủ, mỗi việc, mỗi hành động đạt đến độ chuẩn mực của nó cho thấy người Phật tử đang thành tâm và chuyên chú vào việc tu tập Thiền định để đạt đến cảnh giới cao nhất.
Tiếp đến là khâu pha trà. Lượng trà và nước pha trà vô cùng quan trọng. Nó quyết định trà có đến độ “đắc đạo” hay không. Lượng nước và lượng trà vừa đủ sẽ tạo ra một ấm trà ngon. Trạng thái vị trà và vị Phật quyện vào làm một, trạng thái đó cũng chính là trạng thái tu đắc đạo. Trang thái này trong văn hoá trà thiền là trạng thái “Trà Phật nhất vị, Trà Thiền nhất vị”, tức là: vị của Trà và vị của Phật là một vị.
Phật tử pha trà đã đạt đạo. Nếu như đến đây mới chỉ dừng lại ở công phu tu luyện đạt đạo được thể hiện qua quy trình pha trà thì khâu thưởng trà lại là khâu cao hơn trong quá trình tu học Phật. Trạng thái tinh thần Phật và tinh thần trà trở thành “nhất vị”, không thể tách biệt.
Cũng không giống như thưởng trà trong đời sống thế tục, thưởng trà trong Phật giáo là đạt đến ý vị của một quy trình đi từ những vị chát đến vị ngọt tự nhiên của lá trà, trong vị chát có vị ngọt, vị thơm nhẹ nhàng nhưng bền lâu.
Khi thưởng trà, vị chát, đắng ban đầu mất đi và đọng lại là mùi thơm của hương trà và vị ngọt nhẹ nhàng của trà. Quy trình nay lại chính trùng khớp với quy trình tu học để đạt tới trạng thái giác ngộ trong Phật giáo. Phải chăng sự trùng hợp này là nguyên nhân cốt yếu của mối thâm duyên giữa trà và Phật. Khi người ta thẩm thấu qua được vị chát cũng chính là lúc con người hưởng được vị ngọt, hương thơm của cuộc đời, Phật tử ngộ ra cảnh giới hạnh phúc.
Khi thưởng trà, với những công dụng của trà như giúp thanh tĩnh, an lạc tâm hồn, tạo ra sự minh mẫn trí tuệ, khi đó con người ta trở về với trạng thái an lạc, an nhiên, sáng suốt. Tác dụng này của trà cũng là đích lớn nhất của quá trình tu luyện để đạt giác ngộ trong Phật giáo.
Do vậy, Phật tử dùng trà sẽ giúp cho quá trình tu học đạt hiệu quả hơn. Thưởng được chân vị của trà cũng chính là đạt đến cảnh giới cao nhất như trong tu Phật.
Qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu dùng trà đó là Shop Ưu Đàm. Shop Ưu Đàm hiện đang cung cấp các sản phẩm trà như: trà Thiết Quan Âm, trà Ô Long, Trà Phổ Nhĩ… bên cạnh các sản phẩm trà, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như Tượng Phật, chuỗi tràng hạt, chuỗi vòng Phật giáo...
Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc, làm sáng bừng ngọn đèn tuệ giác đến với quý Phật tử khi sử dụng để đạt tới cảnh giới cao nhất, cảnh giới của chư Phật, chư vị Bồ Tát, Thánh hiền, Tăng, hay là trạng thái “Trà Phật nhất vị, trà thiền nhất vị”. Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp các sản phẩm trà chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm