Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/10/2020, 07:22 AM

Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm - Cõi tịnh giữa Thành phố Hạ Long

Đến với tỉnh Quảng Ninh nơi mảnh đất huyền thoại miền Đông Bắc của Tổ quốc, với các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, Quảng Ninh có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng nhưng có thể nói vùng đất thiêng này là nơi cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được tọa lạc tại  xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.

Khu hành lang Thiền viện Giác Tâm

Khu hành lang Thiền viện Giác Tâm

Thiền sư Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Ngày xưa khi đến với huyện đảo Vân Đồn du khách phải đi qua các phương tiện thủy, hiện nay được sự quan tâm của nhà nước nên các cây cầu vượt biển đã được xây dựng, đường xá đi lại rất thuận tiện.

Công trình văn hóa tâm linh này có kiến trúc và cảnh quan đẹp, cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Cổ Tự (cách đây trên 700 năm), nơi thờ các vị tướng nhà Trần lập công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông từ thế kỷ XIII.

Thiền viện được khởi công tu tạo từ năm 2007 và đến năm 2009 được khánh thành trên tổng diện tích 20 ha. Thiền viện mang dấu ấn giống các ngôi chùa cổ thuần Việt về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, mái cong các hàng cột tròn, không gian hài hòa, giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Làm sáng tỏ hơn những giá trị của Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử

Đại Hùng Bảo Điện Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

Đại Hùng Bảo Điện Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

Chánh điện gồm hai tầng, tầng trên lầu đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây Bồ đề nơi Ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi. Trên bức tường quanh chính điện là các bức phù điêu tinh xảo bằng đồng, mô tả lại cuộc đời Đức Phật kể từ lúc Ngài đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni cho đến khi nhập cõi Niết bàn. Tầng dưới thờ các vị Tổ sư khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Chánh điện Thiền viện Giác Tâm

Chánh điện Thiền viện Giác Tâm

Ban thờ Tổ Thiền viện Giác Tâm

Ban thờ Tổ Thiền viện Giác Tâm

Từ trên chùa, sau khi lễ Phật du khách tham quan vãng cảnh có thể phóng tầm mắt ra vịnh Bái Tử Long, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ biển cả bao la, những du thuyền rẽ sóng ra khơi và tận hưởng những làn gió mát từ biển cả mang lại. Không khí tĩnh lặng trong tiếng chuông chùa thanh tịnh, bao nhiêu muộn phiền, những lo toan của đời thường đều được xóa tan trong giây lát.

Phật hoàng Trần Nhân Tông - "Linh hồn của Thiền phái Trúc Lâm”

Quang cảnh trời nước tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho mỗi chúng ta cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên. Không chỉ đẹp, lạ về kiến trúc mà văn hóa tâm linh tín ngưỡng ở nơi đây không có chuyện đốt vàng mã, không có cảnh bán hàng rong, bởi bất cứ ai đến nơi đây cũng chỉ lễ Phật bằng chính lòng thành kính của mình. Các du khách, Phật tử thập phương đến chùa nếu muốn đều được nhà chùa phục vụ cơm chay miễn phí.

Không gian yên tĩnh của Thiền viện Giác Tâm

Không gian yên tĩnh của Thiền viện Giác Tâm

Bậc thang lên các tòa của thiền viện.

Bậc thang lên các tòa của thiền viện.

Thêm nữa, điều tạo cho Phật tử và du khách cảm thấy ấn tượng đặc biệt khi đến đây, đó là tất cả những công trình kiến trúc xây dựng xung quanh chùa đều được bố trí khá tinh tế, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên xung quanh từ những con đường, bậc thang, những ngôi nhà lá, vườn cây…

Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm là một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của mỗi Phật tử, cũng như du khách khi đến huyện đảo Vân Đồn trong vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên Thế giới.

Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Việt 14:07 01/11/2024

Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.

Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi

Chùa Việt 10:58 31/10/2024

Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi. 

Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng

Chùa Việt 20:32 30/10/2024

Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.

Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận

Chùa Việt 12:30 30/10/2024

Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…

Xem thêm