Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Làm sáng tỏ hơn những giá trị của Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử

Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập năm 1299 có đặc trưng rõ nét nhất chính là tính dân tộc và tinh thần nhập thế.

Điều này được nhiều học giả quốc gia thừa nhận. Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử (TPTL) trải qua gần 720 năm đồng hành cùng dân tộc đã trở thành chính phái Thiền tông được nhiều người Việt Nam và bè bạn quốc tế thực hành với lòng tin tưởng sâu sắc.

Từ lòng kính ngưỡng sáng Tổ

Hội thảo khoa học quốc tế “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm-Đặc sắc tư tưởng, văn hóa” vừa được tổ chức tại TP Uông Bí (Quảng Ninh) thu hút nhiều học giả đến từ các nước trên thế giới. Thông qua các tham luận tại hội thảo cho chúng ta thấy được những đánh giá nhìn nhận của người nước ngoài về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo nhiều học giả nước ngoài, Trần Nhân Tông là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam và cũng là một vị hoàng đế để lại sự nghiệp chính trị lẫy lừng, có nhiều tư tưởng mang đậm tính nhân văn và chính ông cũng là một nhà giáo dục, một nghệ sĩ lớn.

Các đại biểu, học giả quốc tế cùng tăng ni, phật tử Thiền phái Trúc Lâm thả chim hòa bình trong tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông

Các đại biểu, học giả quốc tế cùng tăng ni, phật tử Thiền phái Trúc Lâm thả chim hòa bình trong tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đến từ đất nước Mông Cổ, học giả Ch.Dambajav có những trải lòng như sau: “Năm 1970 chúng tôi gia nhập hiệp hội quốc tế Phật giáo Hòa đàm châu Á (The Asian Buddist Conference for Peace). Chúng tôi đã đấu tranh cho thống nhất của Việt Nam trong hòa bình hòa hợp và phát triển. Đến năm 1979, tôi mới được đến Việt Nam lần đầu. Tôi học được từ Phật Hoàng nhiều giá trị sống qua những trang lịch sử”. Trong tham luận "Trần Nhân Tông-Vị vua tôn kính của Việt Nam", học giả Ch.Dambajav kể về 2 lần đánh thắng đế quốc Nguyên Mông của người Việt. Ông cho rằng, chiến thắng đó có được là do người dân tôn kính vị vua do đức tính thiện lành và nhiệt huyết. Tại buổi hội thảo, học giả Dambajav cao hứng đọc lại bài “Cư trần lạc đạo phú” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng tiếng Mông Cổ để thể hiện sự kính ngưỡng của mình.

Niềm tôn kính với Phật Hoàng cũng được thể hiện bởi nhân dân nhiều đất nước, như: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Ấn Độ, Nga, Mỹ... Đơn cử như Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật, được thể hiện qua tham luận "Sự gặp giỡ giữa Phật giáo Hàn Quốc và Phật giáo Việt Nam" của Tiến sĩ Kim Seong Beom (Đại học Dongshin). Điều đáng nói là sự tôn kính của bè bạn quốc tế đối với Phật hoàng Trần Nhân Tông không chỉ ở lời nói mà thực tế đã có nhiều người nối gót theo con đường tu tập của Ngài. Đó là hàng trăm, hàng ngàn đệ tử của các thiền sư Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh... ở khắp nơi trên thế giới vẫn hành hương về “đất Tổ” hằng năm.

Thiền tông góp phần cải tạo cuộc sống

"Trong tâm hồn người Việt dường như luôn sẵn có đạo đức, lối sống của TPTL": Đó là nhận xét của GS Hoàng Lan Tường (Đại học Đài Loan) khi thực hiện đề tài nghiên cứu về những cô dâu Việt định cư tại Đài Loan. Nhiều người biết rằng trước đây thái độ của người Đài Loan đối với những cô dâu Việt Nam từng rất xấu. Thái độ chung cho rằng những cô dâu này thường xuất thân từ những gia đình nghèo khó, ít học, thậm chí mù chữ, sang chỉ để “ăn bám” xã hội giàu có của Đài Loan. Đến năm 2003, các cô dâu Việt Nam bắt đầu lên tiếng, lúc đầu từ những phong trào kêu gọi cộng đồng thay đổi thái độ, cùng với tác động của các tổ chức xã hội, chính quyền. Cùng với sự kêu gọi này các cô đã vươn ra ngoài xã hội để khẳng định bản thân, ban đầu là học tập ngôn ngữ sau thì tự kinh doanh.

GS Hoàng Lan Tường nói: “Đến giờ thì thái độ xã hội Đài Loan gần như đã đảo nghịch, từ khinh rẻ cho đến kính nể cô dâu Việt. Bản thân nhiều cô cũng có được vị trí xã hội cao, như: Trở thành doanh nhân, đại biểu hội đồng nhân dân, nhà văn, nhà thơ... Qua những ngôi chùa mà các cô dâu tự lập nên tôi thấy ý nghĩa còn hơn việc thực hành tín ngưỡng. Đó là nơi trao truyền niềm tin, tập hợp sức mạnh”. Theo GS Lan Tường: Trong lối sống của nhiều người Việt Nam đã chứa đựng đức tính từ, bi, trí, dũng của đạo Phật. Đó là “chìa khóa” thành công trong cuộc sống.

Trần Nhân Tông là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam. Ảnh minh họa

Trần Nhân Tông là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam. Ảnh minh họa

Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nói: “TPTL với chủ trương đưa thiền vào xã hội có những tôn chỉ rõ ràng, như: “Phật giáo dấn thân”, “Cư trần lạc đạo”, “Xây dựng đời sống an lạc để giải thoát”. Mà an lạc thì cần phải có dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Có những khóa tu để điều chỉnh hành vi cá nhân, như: Xây dựng đời sống mới, không bàng quan với cuộc sống, chống tang ma lãng phí, cưới xin đình đám tốn kém. Hành vi của cá nhân tốt đẹp thì mọi sự đều tốt đẹp. Đó chính là điểm then chốt của Thiền tông Việt Nam”.

Giới học giả quốc tế đều thừa nhận TPTL là thiền thực hành, là tư tưởng đề người đời quán chiếu trong suy nghĩ, hành động. Vì vậy, mỗi lần cùng nhau ôn lại những tư tưởng và phương pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông chúng ta sẽ càng gặt hái thêm nhiều điều bổ ích. Trong cuộc sống hiện đại, mỗi khi con người đối mặt với những tổn thương tinh thần chúng ta nên tìm về TPTL chắc chắn sẽ có được lời giải quý báu.

Bài và ảnh: Nguyên Phong

Nguồn: (Quân đội Nhân dân)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Xem thêm