Thờ Phật tại gia và gia tiên có được cúng mặn không?
Thờ Phật tại gia và gia tiên người Phật tử nên dâng các lễ phẩm chay tịnh. Đặc biệt là trong dịp Tết, cúng giỗ. Tâm niệm hiếu sinh và tạo phước hồi hướng cho người đã khuất, tổ tiên.
Chưa lập bàn thờ Phật, có được tụng kinh, trì chú không?
Ý nghĩa cúng thờ Phật tại gia
Đức Phật là người đã dày công tu luyện đắc thành Đạo. Ngài đã dùng phước đức và trí tuệ của mình dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi bể khổ nhân gian. Ngài là một người siêu phàm xuất chúng, tấm lòng từ bi vô lượng, luôn có những lời dạy quý báu, những hành động sáng suốt. Chính vì vậy, Đức Phật luôn là bậc đáng tôn thờ.
Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh. Là để chúng ta luôn hướng đến chân, thiện, mỹ của Ngài và noi theo.
Thờ Phật là để luôn một tâm hướng về thiện lành, luôn làm theo những lời Phật dạy. Thờ Phật để luôn được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng tâm thức, lòng phát sáng lòng từ bi, hướng thiện, giúp người. Chứ không phải thờ Phật để mưu cầu ban phước, trừ họa, mua may bán đắt. Không được có ý nghĩ thờ Phật để dựa vào sức mạnh của Ngài chở che để làm việc bất chính.
Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia
Tại sao Ðức Phật đã là bất sinh, bất diệt mà lại còn phải cúng dường? Có phải Ðức Phật đã thoát ra ngoài vòng sanh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống?
Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý. Mặc dù Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế.Chính vì vậy mà ngày xưa các đệ tử, các đàn na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào. Nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật. Có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhờ sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật. Hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.
Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn. Mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống. Bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.
Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử. Nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan”. Thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội. Bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.
Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật: Những điều Phật tử cần biết
Phải cúng thờ Phật và gia tiên những gì?
Vào ngày giỗ, trên bàn thờ Phật tại gia ngoài hoa trái nhang đèn cần cúng thêm xôi chè. Riêng bàn thờ gia tiên, nếu không cúng chay được thì có gì cúng nấy miễn là không được sát sinh hại vật.
Lễ phẩm cúng giỗ chủ yếu là cơm nước, căn bản vẫn là “lễ bạc lòng thành”.
Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, rất nhiều người muốn cúng chay mà vẫn không sắp xếp được sự đồng thuận của cả gia đình.
Cứ tùy duyên cúng kính ông bà tổ tiên, miễn lòng mình luôn thành kính Tam bảo thì không có gì phải băn khoăn cả. Đặc biệt các Phật tử cần tuyệt đối tránh việc để tiền vàng và các đồ lễ mặn lên bàn thờ Phật. Chỉ được đặt các đồ chay thanh tịnh như hoa, quả tươi, xôi, chè, oản,…
Tuyệt đối không dùng đồ ăn hàng ngày làm đồ cúng lễ. Các đồ dùng để đừng đồ lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa,.. cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung với các việc khác trong gia đình bởi vì đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, để riêng, không bị uế tạp.
Quý Phật tử phải chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm. Khi khấn tổ tiên cần phải liền mạch. Không ngắt quãng theo kiểu đang khấn thì lại chuyển sang sắp đồ lễ hay làm việc gì đó. Cần thành tâm để cúng, khấn mới thể hiện được sự tôn trọng với chư Phật, tổ tiên, ông bà.
Xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Xem thêm