Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 15/07/2024, 18:00 PM

Thời gian đi Kinh hành và lợi ích của Kinh hành

Kinh (經) sợi chỉ dọc, 行 (hành: đi, tản bộ). Kinh hành là đi thẳng hay “đi tới đi lui” (走来走去) hay Thiền hành, tản bộ trong chánh niệm;

Ảnh: Làng Mai.

Ảnh: Làng Mai.

1. Định nghĩa

Kinh (經) sợi chỉ dọc, 行 (hành: đi, tản bộ). Kinh hành là đi thẳng hay “đi tới đi lui” (走来走去) hay Thiền hành, tản bộ trong chánh niệm;

2. Địa điểm đi Kinh hành

Thiền giả đi tản bộ ở vùng đất trống (空曠之䖏) hoặc dưới một bóng râm (遮蔭的空地). Một minh chứng cho thấy, thời Phật đã có tinh xá, phòng ốc và ngài đi Thiền hành trong một giảng đường. Cụ thể Trường A-hàm, kinh văn số 5 nêu: “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi tịnh thất,  đang kinh hành thong thả trên giảng đường. Bà-tất-tra vừa trông thấy Phật liền vội vàng đến bảo Bà-la-đọa:

“Anh biết không, Như Lai hiện đang rời khỏi tịnh thất, kinh hành tại giảng đường. Chúng ta nên đến đó, hoặc có nghe Ngài dạy bảo điều gì chăng?” (*)

3. Thời gian đi Kinh hành

Kinh văn thường nêu: Phạn thực kinh hành (thọ trai xong, đi Thiền hành hay tản bộ). 

Tuy nhiên, Kinh Tiểu Duyên số 5 như mục 2 nêu trên, Đức Thế Tôn rời khỏi tịnh thất và đi tản bộ trên giảng đường. Điều này cho thấy, việc Thiền hành không chỉ “giới hạn” sau khi thọ trai xong, Thiền giả có thể tùy nghi ứng dụng kinh hành trong thời khóa tu tập.

4. Cách đi Thiền hành

Có 6 động tác chân để rải tâm trong Chánh niệm trong Thiền hành (minh họa 2 ảnh, 1 ảnh bản Anh, 1 ảnh bản Trung)

Thiền giả bước đi trong tư thế thông thả, chân trước và sau nhẹ, đều, không khoan cũng không nhặt.

Thiền hành là để quán sát hơi thở và kiểm soát tâm trong tỉnh thức thì việc đi quá nhanh hoặc lề mề sẽ dẫn tới có đi (hành) mà không có chất “Thiền” bên trong.

5. Lợi ích của Kinh hành

Nói về lợi ích của Thiền hành, Kinh và Luật có chút khác biệt. Có 5 lợi ích thường được biết đến, đó là:

a. Có sức chịu đựng cuộc đi xa (能堪遠行)

b. Có thể yên lặng suy tư (能靜思惟)

c. Ít bệnh tật (少病);

d. Tiêu hóa thức ăn dễ dàng (消食); e/ An trụ lâu trong thiền định (於定中得以久住)

(*) Tuệ Sỹ dịch, chú. ĐTKVN, Bộ A-Hàm - Trường A-hàm, 2007. HN: NXB Tôn giáo, trang 183.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm