Thông điệp ẩn sâu qua câu chuyện bà lão và nhà sư
Vùng quê nghèo nọ có một bà lão ngày nào cũng khóc. Người con gái lớn của bà được gả cho một nhà buôn dù, còn người con gái út thì làm vợ với người làm bún khô.
Chùa Lâm Quang: Ngôi chùa 22 năm nuôi dưỡng các cụ già neo đơn
Khi trời nắng đẹp, bà lo lắng: “Nắng thế này thì đứa gái lớn nhà mình sao bán được dù! Cửa hàng sẽ đóng cửa nay mai thôi!”. Nghĩ bi quan như vậy khiến bà ưu tư, vẻ mặt u sầu.
Lúc mưa đến, bà lại khóc thương cho đứa gái nhỏ, bà nghĩ: “Mưa như vậy thì bún nhà con gái út sao mà khô được. Không có bún để bán, gia đình lấy gì bỏ vào miệng đây hả trời!”.
Bởi vì thương con, bà cứ sống trong sầu muộn ngày qua ngày như vậy. Dù là ngày mưa hay nắng thì nỗi niềm thương con vẫn chực trào nơi khóe mắt người mẹ già. Người dân gọi bà là “nàng già mít ướt”.
Đến một ngày, bà gặp được một nhà sư, vị sư lấy làm tò mò khi khuôn mặt bà chẳng tươi tắn chút nào, bà khóc kể vấn đề của mình cho nhà sư nghe. Vị sư từ tốn, tặng đến bà lão nụ cười từ ái, với ánh mắt hiền hòa, nhìn bà lão rồi nói:
– Cụ đừng lo lắng như thế! Con sẽ bày cho cụ một cách để tìm lại hạnh phúc và không còn phải khổ não nữa.
Nhà sư nói tiếp:
– Thật đơn giản thôi. Bà hãy thay đổi suy nghĩ của mình đi. Vào ngày mưa thì hãy nghĩ đến gia đình đứa gái lớn sẽ có nhiều người mua dù, hễ ngày nắng thì biết rằng hôm đó đứa gái út sẽ làm được nhiều bún khô hơn và cửa hàng sẽ khấm khá.
Như chẳng còn gì để mất, bà cụ nghe theo lời hướng dẫn của vị sư thông thái kia. Thời gian về sau, bà không còn vẻ đau khổ trên mặt nữa mà thay vào đó là nụ cười hạnh phúc đã trở lại và khiến bà trẻ ra thật nhiều tuổi.
Câu chuyện ý nghĩa của sư trụ trì về con người và chiếc chăn bông
Lời bàn:
Với đôi mắt của mình thì mỗi cá nhân sẽ có cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau, cùng với một bối cảnh trước mặt nhưng sự phong phú sẽ tùy thuộc vào suy nghĩ hay cảm xúc riêng biệt mỗi người. Trải nghiệm chính bản thân mình thử xem, cùng một vấn đề nhưng khi mình có tư duy tiêu cực thì sự việc đó hoặc đi vào rắc rối hoặc mắc kẹt không lối thoát; cũng vấn đề đó nhưng khi mình hạnh phúc, năng lượng tích cực tràn đầy thì việc đưa ra giải pháp rất dễ dàng. Thế nên mọi người thường nói câu: “Đời thay đổi khi ta thay đổi” ắt hẳn là có chủ đích.
Trên chặng đường chèo lái con thuyền cuộc đời mình, sẽ có nhiều cơn gió kéo đến quấy nhiễu, thay vì đứng trách than ngọn gió một cách vô ích thì chúng ta hãy nhanh tay thay đổi hướng của cánh buồm để một phần nào tận dụng được sức đẩy của gió. Thay đổi góc nhìn là một cách thực tập cần thiết để khi đối diện một sự việc bất kì ta không bị thụ động.
Tâm Mỹ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm