Chùa Lâm Quang: Ngôi chùa 22 năm nuôi dưỡng các cụ già neo đơn
Ngôi chùa nhỏ Lâm Quang đã suốt 22 năm nay cưu mang hơn trăm người già neo đơn, cơ nhỡ. Xung quanh chùa là khu lao động nghèo, diện tích của ngôi chùa cũng nhỏ, ba căn phòng lớn nhất đều được giành làm nơi ở cho các cụ.
Chùa Lâm Quang là một ngôi chùa bình dị nằm trong con hẻm nhỏ ở địa chỉ số 301/117/70H Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt ở đây chính là nhà dưỡng lão tình thương do nhà chùa thành lập đã hơn 20 năm nay, nơi nuôi dưỡng rất nhiều cụ già không nơi nương tựa.
Nơi nương tựa của các cụ già neo đơn
Việc mở nhà dưỡng lão xuất phát từ tấm lòng của Ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến hiện đang là trụ trì của chùa mong muốn các cụ khi về già sẽ có một chốn an dưỡng yên bình và được chăm sóc chu đáo. Chính vì vậy mà Ni sư đã đưa các cụ về phụng dưỡng với tất cả những gì mình có thể làm được.
Thời gian đầu, để có đủ kinh phí cho việc chăm sóc tốt cho các cụ, các ni sư của chùa đã làm thêm rất nhiều việc như làm nhang, bán xôi, hủ tiếu chay đến nhận nấu thức ăn chay cho các gia đình phật tử khi có đám, tiệc… Mỗi ngày các sư cô và Phật tử đến làm công quả cùng lo chăm sóc cho các cụ trong những công việc thường ngày trong từng bữa ăn, giấc ngủ, thuốc thang, tắm giặt và dọn dẹp vệ sinh chỗ ở… Khi các cụ qua đời thì đều được nhà chùa lo hậu sự từ đầu tới cuối, từ các thủ tục an táng tới thờ cúng. Chính từ ý nghĩa nhân văn của việc làm nhân đạo này mà rất nhiều nhà hảo tâm, tổ chức, đơn vị và cá nhân đã động lòng và cùng chung tay quyên góp tiền của, lương thực, thực phẩm và vật dụng cá nhân để giúp nhà chùa chăm sóc các cụ được tốt hơn.
Chùa Lâm Quang được thành lập từ năm 1997, hiện đang cưu mang 149 người, trong đó có 126 cụ già, còn lại là trẻ em cơ nhỡ. Người ở đây có lúc ít lúc nhiều, vì có khi đón cụ mới vào, và có khi có người qua đời. Từ đó đến nay, đã có hơn 300 người đã khuất được an tang và thờ cúng tại chùa.
Mái ấm mang đến hạnh phúc
Những cụ già ở đây, hầu hết đều không còn bất cứ nơi nào để về, hoặc có nhưng không thể về. Nhưng trong sự không có gì, ngược lại, đôi khi, con người ta lại dễ thấy an yên.
Nỗi đau có lẽ sẽ ít đau hơn một chút khi bắt gặp một nỗi đau khác. Ở đây ai cũng từng bất hạnh. Sự đồng cảm xảy đến một cách tự nhiên, mà không cần tìm tòi, không cần sự khai thác từ phía người đối diện.
Vào đây, ít ra, không có sự lạc lõng như ngày còn lang thang ở phố, ở đường, không có những nỗi cô độc trong chính căn nhà của mình, ngay chính cạnh người thân của mình khi khoảng cách giữa các thế hệ là một thực trạng đau lòng có thật.
Ở đây, các cụ được có người trò chuyện, có người lắng nghe mình. Đó là từ những thành viên còn lại trong mái nhà chung này, là những đoàn thiện nguyện ghé qua đây, gửi lại chút tiền, chút quà, chút lời hỏi thăm ấm áp rồi rời đi. Dẫu có vội vã, dẫu có thoáng qua, sự quan tâm, yêu thương ngắn ngủi ấy là thật. Ở mái ấm này họ cảm thấy đồng cảm với nhau, an yên.
Nếu có dịp đến thăm, được tận mắt chứng kiến công việc chăm sóc người lớn tuổi của các ni sư cũng như các Phật tử tại đây hay các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn khác, hẳn nhiều người sẽ càng thêm hiểu ý nghĩa của câu nói “sống trên đời cần có một tấm lòng”.
Gần như, tâm niệm nơi cửa chùa “đã lo thì lo cho trót”, tức đã cưu mang ai thì lo đến tận lúc “nhắm mắt xuôi tay”. Vì lẽ đó, mỗi khi cụ nào mất, sau khi làm lễ nơi cửa phật, các cụ được đem đi hoả táng rồi hài cốt mang về chùa thờ cúng. Tất cả chuyện hậu sự này, nhà chùa lo hết. Đến nay, đã có hàng chục “cụ” được quy tụ tại chùa, đêm đêm có người hương khói.
Dù có tấm lòng từ bi, nhà chùa không thể một mình lo hết cho mọi người, vẫn cần những sự giúp đỡ từ muôn nơi. Những ngày lễ lớn, đại diện nhiều cơ quan, đơn vị thường đến thăm và tặng quà. Các y bác sĩ thường xuyên đến khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho tất cả những người đang sống tại chùa. Đặc biệt, là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhiệt tình ủng hộ chùa về mọi mặt.
Ngoài việc thiện tại đây, chùa Lâm Quang còn đóng góp nhiều chương trình hỗ trợ cho các phong trào từ thiện xã hội. Và, cùng với nhiều đoàn thể, chùa cũng đã góp sức cứu trợ bà con bị thiên tai, bão lụt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng như một số nước bạn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Phật và Bồ tát không còn giới nam hoặc giới nữ?
Phật pháp và cuộc sống 10:35 31/10/2024“Bồ Tát không phải nam, cũng không phải nữ, Ngài ứng hiện vô số hoá thân để cứu độ chúng sinh tuỳ theo nỗi lời cầu nguyện” – Kinh Phổ Môn; cũng vậy, theo Tỳ kheo Thích Pháp Hoà: “Phật là bản tính giác ngộ chứ không phải tướng nam".
Truyện ngắn: “Vòng đời của chiếc lá”
Phật pháp và cuộc sống 06:35 31/10/2024Mùa xuân, những chồi non hồng hào lại nhú lên thật tươi mát và đẹp đẽ. Hạ cánh trên một cành đầy nụ biếc, tôi bỗng nghe thật dịu dàng tiếng cây mẹ thô ráp, đen đúa, xù xì đang thầm trò chuyện với những chồi lá non tơ xinh xắn.
Vật chất thế gian, bao nhiêu là đủ?
Phật pháp và cuộc sống 17:00 30/10/2024Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia". Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ...
Nhớ lại bốn kiếp luân hồi, thấm thía sự công bằng của nhân quả
Phật pháp và cuộc sống 13:00 30/10/2024Chịu những quả báo bệnh tật, tai ương, tôi không còn oán thán, than trời trách đất, mà bình thản lãnh chịu. Dù cho đau khổ có gấp nhiều lần hơn thế nữa, thì cũng là nhân quả công bằng, mình làm mình chịu.
Xem thêm