Thông điệp hòa bình từ ái của cánh chim câu ở chùa Monivongsa Bopharam
Viếng chùa Monivongsa Bopharam trong thời khắc cận kề cuối năm, trận mưa dầm níu chân khách hành hương thành ra tạo nên cơ hội chiêm ngắm kỹ hơn kiến trúc Phật giáo, suy ngẫm chiêm nghiệm nhiều hơn nơi đất Phật...
Trận mưa ập đến bất ngờ phủ trắng xóa thành phố Cà Mau, nền chùa xăm xắp nước, nhưng đàn bồ câu vẫn chấp chới bay rồi hạ xuống các mái cong, trên cổng và mọi chỗ, có chú bồ câu còn phơi dầm mình trong mưa ngay trên mái chính điện không che chắn, tạo nên những đóm trắng lác đác khi nhìn xa xa...
Chùa Monivongsa Bopharam là nơi nuôi nhiều bồ câu nhất ở thành phố Cà Mau, xưa nay, hình ảnh ngôi chùa Nam Tông Khhmer này gắn với bồ câu đông đúc dưới nền hay trên trời cao, các mái của công trình. Khi chọn ngã rẽ từ đường lớn Ngô Quyền sang ngõ Đinh Tiên Hoàng cùng phường 9, từ xa xa đã nhìn thấy những chim bồ câu vô tư trên hè phố trước chùa, sang cả mặt tiền cơ quan công an thành phố.
Chùa Monivongsa Bopharam dệt trong sắc vàng đỏ đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Khmer, các tháp vây quanh và chính điện rất cao, không rộng nhưng có hẳn hai lớp tường tạo nên hành lang đặc biệt vây bọc chốn thiêng - đặc điểm này thấy ở mọi ngôi chùa Nam Tông Khmer, Monivongsa Bopharam không phải một ngoại lệ.
Viếng chùa Monivongsa Bopharam, hành hương chính điện cảm giác không khác một ngôi chùa Nam Tông Khmer bất kỳ có rất nhiều ở Trà Vinh, chính điện Monivongsa Bopharam như một phiên bản của chùa Âng cạnh Ao Bà Om dù tiết tấu chi tiết và kich thước có khác ít nhiều. Nhưng không phải chùa Nam Tông Khmer nào cũng có điều kiện nuôi nhiều bồ câu như ở Monivongsa Bopharam, ngay cả so với các ngôi chùa nổi tiếng của hệ phái ở Cù Lao, ngoại ô thành phố Bạc Liêu – quê hương chôn nhao cắt rốn của Hòa thượng trụ trì Monivongsa Bopharam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Cà Mau, ngài Thạch Hà.
Bồ câu ở Monivongsa Bopharam cứ như thấu hiểu và giao tiếp được với khách, khi quấn quýt bên chân, lúc lại vẫy cánh như nô đùa, lúc kiên trì phơi mình dưới mưa dầm...Bồ cấu - hình ảnh biểu tượng của hòa bình, biểu tượng quen thuộc nổi tiếng trong hội họa, âm nhạc. Có lẽ hình ảnh chim câu ở chùa là lựa chọn hợp lý nhất: hiện lành, thân thiện... Nếu bạn thấy các nhà sư lao tác trên lối đi, bồ câu lúp xúp chạy theo bên chạn chân các sư, trong ráng chiều hay ánh mai - tuyệt vời...
Một chiều ở Monivongsa Bopharam, trong xúc cảm mang về có thật nhiều hình ảnh chim câu trong mưa dầm phương Nam....
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm