Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/02/2023, 20:13 PM

Thư gửi Phật Đà

Sớm tiếp thu tư tưởng Phật Pháp từ nhỏ qua thế hệ ông bà, cha mẹ và người thân xung quanh, nếp sống, tư tưởng dần hoàn thiện trong con kèm với nhiều nỗi hoài nghi, ưu tư cần khám phá trong tâm hồn của người thiếu niên trẻ.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Vào những ngày đẹp trời của cậu sinh viên từ miền quê vào thành phố học tập năm 2011, những điều mới mẻ từ con người, cảnh vật cho đến hoàn cảnh sống đều chưa từng được nghĩ đến ở cấp học Phổ Thông. Con bắt đầu hành trình học tập, tiếp thu những giá trị từ Đạo Phật mang lại qua những lời giới thiệu từ những trang kinh, lời chia sẻ của quý Tăng Ni và bạn đồng tu.

Đêm trăng tròn tháng 4 năm ấy, một bậc vĩ nhân đã chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni. Kể từ đây, một chương mới về con đường tỉnh thức dần mở ra với nhân loại. Bậc xuất trần thượng sĩ ấy đã sớm nhận diện các cảnh già bệnh chết; Người từ chối các thụ hưởng vật chất để quyết chí xuất gia tu học, trải nghiệm nhiều phương pháp tâm linh khác nhau có lần thập tử nhất sinh. Sau khi thành tựu Đạo quả giác ngộ, Người vẫn tiếp tục rong ruổi từ Vườn Nai đến vương quốc Ma Kiệt Đà rồi Người lại đến xứ Kiều Tát La…; Đức Thế Tôn vẫn bình an trên những bước chân dù gặp bao chướng ngại; Người đến những miền đất mới để gieo duyên, độ khắp cho những chúng sanh nương tựa suối nguồn hạnh phúc đó.

Con quỳ xuống hiểu chuyện đời hư ảo,

Chúng sinh chìm trong điên đảo si mê.

Kể từ đây con có lối đi về,

Theo chân Phật, cội Bồ Đề rực sáng.

Đức Thế Tôn đản sanh, hành đạo tại xứ Ấn Độ xa xôi cách trở; với giáo lý cao tột về đạo giải thoát do Người chứng ngộ tưởng rằng xa vời, khó nắm bắt. Nhưng không, giống như hình ảnh khu rừng với nhiều cây cao, trung, thấp khác nhau; tính chất, độ hấp thu nước, ánh nắng mặt trời của mỗi cây cũng khác nhau; cũng vậy, lời dạy trí tuệ và bi mẫn của Phật linh hoạt, phù hợp với từng căn tánh, từng căn bệnh của chúng sanh.

Sống đời cư sĩ tại gia, chúng con còn quanh quẩn sớm tối trong cơm áo gạo tiền, còn sự tranh đua thiệt hơn, hàng ngày hiếm khi giành thời gian để nuôi dưỡng thân tâm, sống một ngày nhưng nhìn lại chúng con chẳng mấy khi được tỉnh thức, nội tâm dễ phóng dật lao xao trước tám ngọn gió đời. Lòng dặn lòng ở hai điều: vững đức tin nơi Tam Bảo và tinh tấn học đạo để vượt qua thói quen tiêu cực của bản thân. Con nghĩ “cơm áo gạo tiền chỉ nuôi thân mình mấy mươi năm thôi, nhưng Đạo Pháp này sẽ nuôi dưỡng pháp thân, huệ mạng chúng con trong cả đời hiện tại và các đời vị lại.”

Có những giây phút lặng ngắm bầu trời, con nhận ra mình cũng là một làn mây, cũng đang bay trong bầu trời, cũng trôi dạt theo dòng chảy bất tận của vũ trụ. Và chợt thấy bao nỗi niềm xưa, bao lo âu, đau khổ, mong cầu... hiện ra như những hạt bụi li ti làm mờ đôi mắt. Làm gì có sự cô đơn hay mệt mỏi nào nhỉ? Mỗi chúng ta là một áng mây nhẹ, đậu xuống thế gian để rong chơi trong các vai diễn khác nhau, thế rồi quên mất bản chất chân thật của mình.

Chỉ cần chánh niệm nhận biết là các vai diễn mà ta đóng hàng ngày dần dần rơi xuống, như những chiếc áo sặc sỡ mà ta mặc qua, chiếc kính màu mình hằng đeo nên cứ ngỡ chúng là một phần của bản thân mình.

Có lúc con thầm nghĩ: “Khó có thể hình dung được mình sẽ ra sao nếu tôi không biết Phật pháp. Càng hiểu Phật pháp thì tôi mới thấy ân đức của Đức Phật đối với chúng sanh lớn vô cùng. Càng học Phật pháp mình sẽ biết được con đường mình sẽ đi, không gì kinh hoàng cho bằng một ngày nào đó mình nhìn lên trời cao thăm thẳm, mình không biết bên ngoài quả đất này nó còn cái gì nữa và đi về đâu, mình là ai, ở đâu tới và bây giờ mình phải làm gì. Cho Pháp tức là cho họ câu trả lời. Pháp này ở đâu, đó là từ lời dạy của Đức Phật.”

Nhớ lại, từ thuở thơ bé đến lúc thành cậu thanh niên học tập và mưu sinh xa nhà, hình ảnh Phật trong con trước đây khá mờ nhạt; phần nhiều mang màu sắc linh thiên, màu nhiệm và dường như Ngài có khả năng ban phước, ngăn họa như một vị thần tiên. Tập khí của những người trẻ như con dễ bị cuốn vào các vòng xoáy của đấu tranh, lý luận, trào lưu thời thượng hay các thụ hưởng vật chất con thường đánh mất thời gian vô ích; đó cũng là lúc con đi xa Người nhất và lạc mất dấu chân Phật Đà.

Nhân gian tô vẽ hình hài

Em về soi lại một đài gương tâm.

Cuộc đời như một quyển sách và chân lý tồn tại trong những việc bình thường.Hoa sen không chê bùn, sen lấy chất liệu từ bùn mà tồn tại, phát triển; khổ đau phát sinh ở đâu hạnh phúc cũng không xa rời chỗ ấy, chỉ có điều chúng ta có nhận ra hay không. Hạt giống bồ đề trong con vẫn âm thầm được nuôi dưỡng theo thời gian qua sự mất mát do thiên tai dịch bệnh đến với tha nhân, sự vô thường diễn ra với các thành viên trong gia đình, những duyên thuận nghịch đa chiều đến với bản thân.

Con dần nhận ra muốn làm vườn tâm của mình tươi tốt, vững chãi; trước tiên mình phải siêng làm đất, chăm vun xới, rồi lựa chọn giống tốt, ngăn không cho mọt mối phá hoại hoặc loại bỏ hạt giống hư, chăm sóc, vun vén hợp lý thì vườn hoa ấy mới tươi tốt. Là người con Phật cũng thế, mình chịu khó dọn dẹp, giành thêm thời gian cho mảnh đất tâm của mình để vượt qua cái tôi ích kỷ, tháo gỡ dần các tư tưởng bảo thủ…

Tùy thuận theo hoàn cảnh

Không buộc theo ý mình

Giữ tâm không giữ cảnh

Tâm bình cảnh cũng bình.

Tháng 4 âm lich lại sắp về, ngày kỉ niệm một sự kiện hy hữu, một điềm lành cát tường, mùa Phật Đản thiêng liêng năm nào, chúng con cảm nhận được niềm tin bình an và niềm hy vọng vào một thế giới đoàn kết chiến thắng dịch bệnh. Dẫu biết rằng chúng con cùng cộng nghiệp với thế giới này do nhân duyên, hệ lụy kết tập trong thời quá khứ đến hiện tại. Phút giây nào con có trí tuệ, có sự định tĩnh sáng suốt mà quan sát cuộc sống này, phút giây đó có Phật trong con. Và chúng con cũng vững tin như lời Phật dạy “Các pháp là vô thường” có đến ắt có đi. Sau cơn khốn đốn, khổ não, con người lại có cơ hội để thay đổi cách sống của mình ý nghĩa hơn từng ngày.

Con viết thư này vì sự may mắn được sinh ra trong thân người quý giá, đầy đủ sáu căn, được hạnh ngộ giáo pháp của Đức Phật. Bởi nhờ có Phật xuất hiện và truyền trao chánh pháp ở thế gian, kiếp sống của chúng con mới mang nhiều ý nghĩa, đời sống của chúng con mới mang nhiều giá trị.

Phật tử chúng con xin nguyện trọn đời giữ gìn đạo pháp, thực hành những lời dạy của Đức Thế Tôn, đem sự lợi lạc này đến cho bản thân, cho tha nhân; và chúng ta dẫu đi đâu hay làm gì cũng nên nhớ rằng mình là người con Phật.

“Hương hoa ngát thành Ca Tỳ La Vệ

Lâm Tỳ Ni rực rỡ hào quang

Trời đất rung, triều thần đảnh lễ

Bảy bước chân, Thải tử lộ sen vàng"

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Văn An; địa chỉ: phường Tăng Nhơn Phú B, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thư gửi Thế Tôn: “Dù thế nào, con vẫn vững bước đi trên đường này”

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:16 28/04/2024

Con biết là “một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm”, “sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương”.

Thí dụ bảo châu trong áo

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:37 11/05/2023

Pháp Hoa cửu dụ bao gồm: thí dụ nhà lửa, thí dụ con nghèo của phú ông, thí dụ dược thảo, thí dụ hóa thành, thí dụ bảo châu trong áo, thí dụ viên bảo châu trong tóc, thí dụ thầy thuốc chữa bệnh cho con, thí dụ người thợ gốm và thí dụ người mù từ thuở nhỏ.

Lá thư gửi chính tôi ở tương lai

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:15 11/05/2023

Bản thân yêu quý! Thời gian gần đây tớ đã nhận phải rất nhiều phiền não từ chính gia đình nhỏ của mình. Tớ vớ phải một anh chồng gia trưởng, vũ phu. Tớ đi làm bị người khác bắt nạt. Tớ về nhà công việc chất đống. Thu nhập tớ không đủ trang trải cho gia đình nhỏ của mình.

Hạnh Di Lặc

Đạo Phật trong trái tim tôi 08:29 11/05/2023

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Xem thêm