Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/05/2023, 08:29 AM

Hạnh Di Lặc

Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi.

Từ lâu lễ Chùa đã là một nét đẹp không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam ở những ngày đầu năm mới. Cứ mùa Tết đến Xuân về, người người nhà nhà đều hoan hỉ quay về chùa để lễ Phật, dâng hương và xin lộc đầu năm để cầu an, cầu niềm vui, cầu cho cả một năm này luôn sống trong những điều thiện lành, không gặp nhiều điều bất như ý trong cuộc sống. Ngày mùng 1 đầu năm không chỉ là ngày khởi đầu năm mới, là cột mốc sang trang báo hiệu một năm nữa đã tới, bản thân chúng ta đều có thêm một năm để sống thiện lành trên đời mà ngày mùng 1/1 âm lịch đầu năm còn là ngày vía của Đức Phật Di Lặc (Bồ Tát Long Hoa), luôn nhắc nhở ta nỗ lực tinh tấn tu tập chánh đẳng chánh giác, học theo hạnh Di Lặc để viên mãn công đức kiếp này vì bởi mỗi người trong chúng ta đều là Phật sẽ thành. 

Xuất hiện trong tâm trí người Việt Nam, Đức Phật Di Lặc luôn trong hình tượng của vị Phật ngồi phạch ngực, bụng bự, trên miệng luôn nở nụ cười phúc hậu, hoan hỉ, xung quanh có nhiều đứa con nít quấy quá, chọc tai, bâu chung quanh đùa nghịch. 

Di Lặc phiên âm là Mỗi-đát-lị-da, dựa vào “Xưng tán Tịnh độ Kinh” gọi là Vô Nan Thắng, ý chỉ Ngài tinh thông nhiều phổ hạnh. Hay trong các thuyết xưa có chép do Ngài tu hạnh phổ Từ bi tam muội nên trên miệng luôn luôn nở nụ cười, từ đó về sau Ngài tên là Từ Thị, Thị là họ, Từ là từ bi. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ngoài ra, gốc tích của Đức Phật Di Lặc còn bắt nguồn từ Trung Hoa. Xưa, có một vị hòa thượng tên gọi Trường Đính, mỗi lần tụng kinh sáng xong, Ngài thường vác cái đãy vải lớn đi khắp mọi nơi. Ai cho gì Ngài cũng bỏ vào đấy. Đến khi đầy đãy, Ngài thường ngồi xuống gốc cây, rồi quy tụ những đứa trẻ, người ăn xin,... lại rồi phát đồ ăn, ngồi trò chuyện chánh pháp, giảng đạo cho họ nghe. Khi hết đãy thì Ngài lại tiếp tục đi tiếp. Cho đến khi hết ngày, Ngài quay trở về Chùa để tụng kinh niệm Phật. Do lúc nào Ngài cũng mang theo một cái đãy vải lớn nên người ta gọi là Bố Đại Hòa thượng. Và mãi cho đến khi viên tịch, chúng sanh mới biết Ngài là hóa thân của Bồ Tát Long Hoa ở phương trời Đâu Suất giáng sanh ở cõi Ta Bà để thuyết pháp độ sinh qua bài kệ: 

“Di Lặc chơn Di Lặc, 

Hóa thân thiên bách ức, 

Thời thời thị thời nhơn, 

Thời nhơn thường bất thức.” 

Dịch: 

“Di Lặc thật Di Lặc

Phân thân trăm ngàn ức 

Luôn luôn hiện vì đời 

Người đời tự chẳng biết.” 

Trong Kinh Trường A Hàm, Đức Phật có nói với các tỳ kheo: 

“Trong thời gian sống một vạn tuổi, chúng sanh vẫn lại cướp bóc lẫn nhau… Như vậy chúng sanh lúc đó vì nghèo cùng nên trộm cướp. Vì trộm cướp nên có đao binh. Vì đao binh nên có giết hại. Vì giết hại nên có tham thủ, tà dâm. Vì tham thủ tà dâm nên có nói dối. Vì có nói dối, do đó tuổi thọ lại giảm dần, chỉ còn sống được một ngàn tuổi.” 

“Trong thời gian sống một ngàn tuổi, bấy giờ có thêm ba ác hành thuộc về miệng xuất hiện ở đời là nói hai lưỡi, nói độc ác và ỷ ngữ. Ba ác nghiệp đó càng tăng thì tuổi thọ con người giảm bớt xuống, chỉ còn sống được năm trăm tuổi.” 

“Trong thời gian sống năm trăm tuổi, chúng sanh lại gây thêm ba ác hành nữa là dâm dục phi pháp, tham lam phi pháp và tà kiến. Ba ác nghiệp này tăng dần lên thì tuổi thọ con người giảm bớt xuống, chỉ còn sống đến ba trăm rồi hai trăm tuổi và nay, nhân loại trong thời Ta, chỉ còn sống được một trăm tuổi. Số tuổi thọ được tăng thì ít mà giảm thì nhiều. Hễ cứ làm ác mãi thì tuổi thọ cứ như thế giảm xuống mãi cho đến khi nhân loại chỉ còn sống mười tuổi.” 

“Nhân loại lúc đó tuyệt nhiên không còn nghe đến tên thập thiện mà chỉ có thập ác dẫy đầy thế gian.” 

“Nhân loại thời ấy, phần nhiều tạo mười điều ác nên sa vào nẻo dữ nhiều. Chúng sanh vừa trông thấy nhau là muốn tàn sát nhau như thợ săn trông thấy bầy nai.”

Trong một trăm năm con người làm điều ác, nghiệp ác nặng nề, tuổi thọ suy giảm đến khi chỉ còn sống được mười tuổi, nhiều nạn giáng xuống, chúng sanh mới biết hối cải, tu tập nhiều điều thiện lành, tích lại nhiều nghiệp thiện, mãi khi nhân loại sống đến tám vạn tuổi, nhân dân sung túc, phước lạc không xiết tả thì khi ấy, dưới Hội Long Hoa, sẽ có một vị Phật ra đời, hiệu là Di Lặc Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu. Ngài sẽ thuyết pháp, đầy đủ nghĩa vị, tịnh tu phạm hạnh. Như vậy, Phật Di Lặc sanh ra là “Lâu xa rất nhiều kiếp”. Nên ngày vía mùng 1 hàng năm luôn nhắc nhở chúng ta sắp sửa có một vị Phật ra đời và tự thân ta cũng là một vị Phật sẽ thành. 

Qua đấy, ta thấy phàm là người thì không thể tránh khỏi việc nổi tâm tham - sân - si, sát hại chúng sanh, tà dâm trộm cắp,.... làm tâm ta không an, nghiệp ác lại càng nặng nề. Vậy làm cách nào để tâm ta an lạc, hoan hỷ? Đó chính là học hạnh tùy hỷ của Phật Di Lặc. Tùy hỷ là từ bi và hỷ xả. Tu tập chánh pháp, rèn luyện lòng từ, không nổi tâm sát sanh, đấy là từ bi. Không ghi thù, không chuốc oán, không tích trữ nghiệt duyên, phải biết cảm thông với mọi người, đấy là hỷ xả. Có từ bi hỷ xả ta mới giữ được nụ cười mãi trên môi. Mà có được nụ cười mãi trên môi thì từng cử chỉ, hành động, việc làm ta đều an lạc, thảnh thơi, gieo nhiều thiện duyên với muôn loài. Không tham, ái, sân, si mới chính là sự an yên về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Từ đó, ngày ngày trải qua trên cõi đời này đều là một ngày an lạc, hoan hỉ và hạnh phúc. Không chỉ vậy, nhờ tu thiện hành mà thọ mệnh còn được dài lâu, nhan sắc tươi mới, an ổn khoái lạc.

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Thụy Thảo Nguyên; địa chỉ: phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024

Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.

Xem thêm