Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/05/2013, 16:05 PM

Thú uống trà, đọc sách, bàn chuyện Đạo

Muốn pha trà ngon, theo kinh nghiệm của tôi, cần ngồi thiền ít nhất 30 phút trước khi pha. Cần cho tâm mình thật thanh tịnh. Cần chuẩn bị kỹ ấm pha và dụng cụ pha trà. Những người đến thưởng thức trà cũng cần mở tâm mình ra để sẵn sàng thưởng thức

Không hiểu sao người ta thích café sách chứ tôi thì lại ưa trà sách. Nhiều người nhâm nhi café đọc sách còn tôi thì thường xuyên đọc sách uống trà.

Uống trà nhiều công phu lắm. Pha ấm trà đâu có dễ. Cứ tưởng đun nước sôi rót vào ấm có trà thế là có trà để thưởng thức ư. Giống như ăn cũng vậy, cứ tưởng cho thức ăn vào miệng là ăn ư. Ngay ăn mà còn có đến 4 “tầng”: đoản thực, xúc thực, tư nghiệp thực và thức thực thì pha trà và uống trà không có dễ. 
 
Trong nhà tôi cũng như tại phòng làm việc ở bất kỳ nơi nào đều có treo hai câu “Uống trà đi em! Đọc sách đi em!”. Ai đến cũng thích. Đơn giản tôi muốn nhắc chính mình và mọi bạn bè, mọi học trò uống trà hàng ngày và đọc sách hàng ngày. Vậy thôi.

Sáng hôm qua, Ngọc Anh bất chợt gọi điện muốn đến thăm thầy. Cậu học trò cưng lâu ngày không gặp. Đây rồi, một trò mê trà và biết thưởng thức trà. Thế rồi ngay chiều hôm qua chúng tôi có dịp ngồi bên nhau, ngay trong phòng làm việc của tôi. Bận mấy thì bận nhưng có người cùng uống trà là gác mọi chuyện. Chiều qua chúng tôi bên nhau và không thoát được hai chữ: trà và sách.

Mỗi ngày tôi dùng một loại trà khác nhau. Tối hôm kia chúng tôi cùng nhóm Quả Đấm Thép uống trà xanh. Lá chè xanh được hái từ chính vườn của bố mẹ tôi tận xã Đông Hòa, tỉnh Thái Bình. Rất thú vị và dễ chịu, nhất là khi cho thêm chút gừng tươi vào. Còn chiều hôm qua chúng tôi quyết định chọn trà san tuyết để uống. 

Trên bàn của tôi hôm qua riêng san tuyết đã có đến ba loại trà: Ỷ Lan, Mẫn Hiên và Hy Văn. Ngày trước tôi hay chiêu đãi bạn bè trà Long Tỉnh Tây Hồ mang tận bên Tô Châu về, nhưng dạo này tôi hay mời mọi người uống trà Việt, nhất là loại trà búp lấy từ những cây san tuyết cổ thụ cả mấy thăm năm trên tận vùng cao Hà Giang.

Thường nếu ai vội và chưa biết về trà, tôi mời trà Ỷ Lan. Đơn giản cho một túi lọc vào cốc hay ấm, chế nước sôi, đợi ngấm và uống. Cái hay của trà này là giữ được vị và hương rất đặc biệt của san tuyết, mà vị này kéo dài cả ngày, trong miệng lẫn tại ly trà. Theo quan sát, loại trà Ỷ Lan hợp với khẩu vị của đa số, kể cả phụ nữ ít uống trà.

Trà mà tôi muốn chiêu đãi những ai biết uống trà là Mẫn Hiên được hái búp từ những cây san tuyết cổ thụ có tuổi vài trăm năm trên độ cao quãng 2 ngàn mét. Trà có hương vị rất đặc trưng khác biệt với bất kỳ loại trà nào: thanh nhẹ, ít chát, hơi bùi. Đặc biệt có thể dùng nóng hay lạnh trong khoảng thời gian dài….đến 12 giờ. Chuyện khó tin vì trà … không thiu. Dù cả ngày vẫn còn nguyên vị ngon, vị thơm, vị ngọt. Trà được pha vào ấm, chờ ngấm, thưởng thức. Chuyện trò luôn rất vui (thường chúng tôi bàn luận về kinh sách) lúc đợi trà. Mùi trà và hương sách làm nhiều người ngất ngây.   

Nhưng chiều qua chúng tôi thưởng thức loại trà Hy Văn, món quà của trời đất. Đây là loại trà rất quý, hiếm và khá đắt tiền.Nên nhớ mãi rằng mỗi năm shan tuyết chỉ có 3 vụ thu hoạch mà mỗi vụ không quá 20 ngày (vụ xuân, vụ hè và vụ thu). Tôi rất thích lớp “tuyết” – lớp lông màu trắng mỏng, mịn trên búp trà. “Tuyết” quý này không hề bị mất đi sau khí sao chế. Rất lạ và thú vị. Hình như nhờ “tuyết” quý này mà trà có mùi thơm rất đặc biệt không lẫn đâu được, làm cho nhiều người “nghiện”. 

Trà càng ở vùng cao, càng lâu năm thì “tuyết” sẽ càng nhiều – Ngọc Anh kể với tôi vậy. Cậu ta đọc nhiều nghiên cứu nhiều về trà nên có thể nhìn vào độ “sáng” để thấy ra giá trị. Tôi thì ngồi nhâm nhi trà. Nhâm nhi từng hớp nhỏ, từng ngụm bé xúi như sợ hết. Chỉ có như vậy tôi mới cảm nhận được hết mùi trà, vị trà.

Lại nói về trà Hy Văn, có bạn thích ướp sen, còn tôi chỉ thích hương mộc, tức không ướp gì cả. Người ta thích bởi chỉ cần nghe rằng sen đươc ướp với trà trong tận 3 năm mới khui ra để uống. Nếu vậy thì quả rằng hương thơm giữu được rất lâu, thơm sâu …Mỗi khi nhâm nhi ly trà Hy Văn ngồi đọc sách để thấy được mùi trà, để ngấm hương sách thì quý lắm.
 

Muốn pha trà ngon, theo kinh nghiệm của tôi, cần ngồi thiền ít nhất 30 phút trước khi pha. Cần cho tâm mình thật thanh tịnh. Cần chuẩn bị kỹ ấm pha và dụng cụ pha trà. Những người đến thưởng thức trà cũng cần mở tâm mình ra để sẵn sàng thưởng thức. 

Tôi có một em học trò tên Tuấn, biệt danh “Tuấn yêu tri thức” mê sách đến kinh khủng và có đến 5 cái ấm khác nhau chuyên uống các loại trà khác nhau. Đi đâu em cũng mang theo ấm và trà. Trong túi em không lúc nào là thiếu kinh, thiếu sách. Tuấn là một trong những bạn trẻ thật sự biết pha và biết thưởng thức trà. May thay ở Hà Nội tôi gặp được Ngọc Anh cũng thích trà và thầy trò có thể hàn huyên, đàm đạo, vừa uống trà vừa bàn về kinh sách.

Ngày cuối tuần, bạn dành thời gian rảnh làm gì? Sáng sớm hay buổi tối bạn có đủ thời gian để ngồi nhâm nhi một ấm trà thơm không? Nếu có hay thật sự muốn, hãy liên lạc ngay với tôi, Tuấn hay Ngọc Anh nhé. Tâm người, vị trà và hương kinh sách mà quyện vào nhau thì chỉ có là nhất, là đỉnh, là khó so sánh và miêu tả được.

Tuyệt bất thành văn!
Uống trà đi em! Đọc sách đi em!

Ts.Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm