Thư viện Huệ Quang tổ chức hoạt động “Chép kinh báo hiếu mùa Vu Lan”
Nhân mùa Vu Lan, Thư viện Huệ Quang sẽ tổ chức hoạt động “Chép kinh báo hiếu mùa Vu Lan”. Thư viện muốn phát huy tinh thần tri ân báo hiếu truyền thống của người Việt ta, việc chép kinh tạo ra phước báo vô lượng và được xem là một việc báo hiếu đầy ý nghĩa.
Ngày xưa, việc chép kinh là một phương tiện để hoằng hóa những lời dạy của Đức Phật và tỏ lòng tôn kính đối với Đức Thế Tôn. Đồng thời, việc làm này cũng giúp bản thân người chép thâm nhập Phật lý, nhớ lâu và sâu hơn so với chỉ đọc lướt qua.
Ở Việt Nam ta, khi chưa có phương tiện photocopy, chư Tổ đã chép kinh, luật, luận để có sách học (trừ một số có mộc bản hoặc được kéo lụa về sau).
Ngoài ra, chép kinh chữ Hán cũng giúp người học Hán văn có thể nhớ nhiều và nhớ kỹ nhiều chữ, nhiều thuật ngữ nhờ việc chép đi chép lại nhiều lần. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, việc chép kinh tạo ra phước báo vô lượng và được xem là một việc báo hiếu đầy ý nghĩa.
Nhân mùa Vu Lan, Thư viện Huệ Quang sẽ tổ chức hoạt động “CHÉP KINH BÁO HIẾU MÙA VU LAN”. Ngoài những ý nghĩa trên, Thư viện muốn phát huy tinh thần tri ân báo hiếu truyền thống của người Việt ta.
Ý nghĩa chép Kinh Vu Lan - báo hiếu cha mẹ
Hoạt động được tổ chức ở Phòng đọc Thư viện vào thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần (bắt đầu từ thứ Sáu (12/08/2022, nhằm ngày 15 tháng 7 năm Nhâm Dần – đến ngày 12/10/2022 nhằm ngày 17 tháng 9 năm Nhâm Dần).
Lưu ý:
- Vở chép kinh do Phật tử tài trợ (được in mờ dưới dạng chữ Hán phồn thể, chỉ cần đồ theo).
- Mỗi độc giả chỉ được nhận một quyển vở chép kinh (kèm bút).
- Có thể ngồi chép tại Phòng đọc hoặc mang về nhà (khuyến khích ngồi chép tại Phòng đọc để được hướng dẫn cách viết). Sau khi hoàn thành thì liên hệ nhân viên Phòng đọc để nhận thêm vở chép tiếp.
- Vở chép kinh gồm có: kinh Di Đà, kinh Vu Lan (gồm 2 quyển Thượng, Hạ), kinh Địa Tạng (gồm 3 quyển Thượng, Trung, Hạ).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm