Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn Ngài thì nên cúng dường Ngài bằng sự thực hành giáo pháp vì đó là món quà giá trị và cao quý nhất.
Thật vậy, nếu ta hành đạo đạt đến giải thoát đau khổ, ta mới thực sự an vui. Rồi đem cái an vui ấy lên dâng cúng Ngài. Lúc ấy ta mới thật là con trai, con gái của Ngài. Con thì phải giống cha: không tham, sân, si.
Như vậy, cũng không cần phải bỏ nhà cửa, vợ con đến bái lạy Ngài mới gọi là cúng dường. Chỉ cần thực hành để thấy cho được nhân, quả của khổ, của vui. Đó là cách tỏ lòng tri ân Đức Bổn Sư một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Ta thường bắt đầu sự tu tập bằng 10 cách niệm (Phật, Pháp, Tăng, Chư Thiên, Bố Thí, Trì Giới, Thân Bất Tịnh, Hơi Thở, Sự Chết, Niết Bàn). Tất cả cách niệm đều do đức tin. Dần dần, ta phải biết tách rời chúng, xem cách nào có lợi ích hay thích nghi. Chẳng hạn như niệm Phật là do niềm tin vào sự giác ngộ của một bậc có trí tuệ, một bậc đã giải thoát vòng sanh tử luân hồi.
Nhưng để đạt những phẩm tính này, Đức Phật đã hành trì thành công pháp thiền Minh Sát Niệm Xứ (Vipassanā) và đã truyền lại công thức cho ta. Đức Phật không thể loại trừ tham, sân, si ra khỏi tâm ta mà chính ta phải tự làm việc ấy bằng cách hành thiền Minh Sát Niệm Xứ cũng giống như Ngài đã làm.
Khi ngồi thiền, ta luôn chạm mặt với hành khổ vì “các pháp hữu vi đều không bền vững, luôn sanh diệt nên có sự khổ”. Ta hay nói sanh, già, đau, chết là khổ của kiếp nhân sinh nhưng đó chỉ là thấy quả của chúng thôi, chứ không thấy cái khổ từ trong thai bào chịu đựng chín tháng mười ngày. Thấy tóc bạc, răng rụng, lưng còng cũng chỉ là thấy cái quả của già chứ không thấy nhân của già trong từng giây phút.
Phải thấy rõ từng cái nhân của các sự khổ này mới có cái phước thật sự để cúng dường lên Tam Bảo. Cúng dường Phật lúc thân còn trẻ trung khỏe mạnh, tâm còn sáng suốt thì phước nhiều hơn. Ví như đối với bác sĩ, thân chủ còn trẻ, khỏe, dễ chữa trị hơn người già yếu. Bác sĩ hay yêu cầu thân chủ mỗi năm phải đi khám tổng quát, chích ngừa đúng hạn. Bác sĩ sẽ vui khi thấy thân chủ nhờ làm đúng theo lời dặn của mình mà có sức khỏe tốt, tuổi thọ tăng. Ta đừng đợi đến khi hết cách chữa mới đi kiếm thầy, chạy thuốc thì dù thầy giỏi, thuốc tiên cũng không trị được bệnh.
Vậy ta cũng không nên đợi đến lúc già, bệnh mới nhớ cúng dường Phật để cầu Ngài cứu độ mà phải biết cách đoạn diệt cái khổ ngay từ bây giờ trong từng giây phút. Loại trừ được cái chết trong từng giây phút chính là cúng dường Tam Bảo từng giây phút.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm