Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/09/2023, 16:00 PM

Thực hành lời Phật dạy để gia đình hạnh phúc (2)

Người con bất hiếu là không nghe lời cha mẹ, cờ bạc, trộm cướp, gây nghiệp ác, bị tù tội làm cho cha mẹ phải mang tiếng xấu. Ngược lại, người con báo đáp công ơn cha mẹ thì phổ biến về đạo hiếu (truyền bá kinh), cúng dường Tam bảo, tu phước, cúng dường chư Tăng, quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái theo Phật giáo

Lời Phật dạy về trách nhiệm của cha mẹ và bổn phận của con cái được ghi trong nhiều bài kinh. Ở đây, người viết xin dẫn bốn bài kinh tiêu biểu của cả Nam truyền và Bắc truyền là kinh Thiện sinh hay kinh Giáo thọ Thi ca la-việt (Sigalovada sutta) thuộc Trường bộ kinh, kinh Tăng chi, kinh Vu lan và kinh Báo đáp công ơn cha mẹ.

Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt nêu năm trách nhiệm của cha mẹ và năm bổn phận của người con. Cha mẹ phải có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: "Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của thừa tự cho con”. Con cái phải có năm bổn phận đối với cha mẹ: "Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống, tôi bảo vệ tài sản thừa tự và tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”.

01

Thực hành lời Phật dạy để gia đình hạnh phúc (1)

Theo kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, cha mẹ phải ngăn chặn con làm điều ác và khuyến khích con làm điều thiện. Vậy thì trước hết cha mẹ phải biết rõ điều gì là ác và điều gì là thiện và bản thân cha mẹ phải thực hành trước. Để biết rõ thiện ác, bậc cha mẹ cần phải quy y Tam bảo, đi chùa học Phật pháp và thực hành lời Phật dạy. Đức Phật dạy cần phải tu tập Giới, Định, Tuệ thì mới có khả năng nhận diện và thực hành việc tránh ác làm lành, mà cụ thể là quy y Tam bảo, thực hành năm giới và mười điều thiện. Chỉ khi nào cha mẹ thực hành và hướng dẫn con cái đi chùa quy y Tam bảo, học giáo pháp như nhân quả, nghiệp, thiện ác ... thì khi đó mới có thể giúp chúng tránh ác làm lành, bằng không chúng phải tự tạo nhân duyên học pháp mới có thể biết thiện ác như thế nào để làm hay tránh. Kế tiếp, cha mẹ phải lo cho con ăn học để lớn lên chúng có nghề nghiệp tự lo cho bản thân và có thể chăm lo cho người khác. Nếu cha mẹ không lo cho con ăn học để tạo nên sự nghiệp thì người con chưa lo xong bản thân làm sao có thể lo cho ai khác. Và cuối cùng, cha mẹ đứng ra dựng vợ gả chồng cho con cũng như cho con số tài sản để lập nghiệp làm ăn. Điều này rất quan trọng đối với con cái khi mới trưởng thành ra lập nghiệp.

Ngược lại, bổn phận con cái là phải nuôi dưỡng cha mẹ khi đã nhận được tình yêu thương lo lắng từ cha mẹ. Con cái phải thực hiện bổn phận đối với cha mẹ theo truyền thống và quan trọng là giữ gìn truyền thống gia đình. Nghĩa là, người con phải có đạo đức, không ăn chơi quậy phá làm mang tiếng xấu cho gia đình và phát huy những điều tốt mà gia đình đang có. Con cái phải biết sử dụng tài sản của cha mẹ để lại đúng cách và làm tăng thêm nhằm phục vụ lợi ích cho nhiều người. Cuối cùng, con cái phải có trách nhiệm tổ chức lễ tang cho cha mẹ trang nghiêm theo văn hóa mỗi nơi.

Bản kinh trình bày trách nhiệm của cha mẹ và bổn phận của con cái nhằm đưa đến đời sống gia đình hạnh phúc trong đời sống hiện tại. Nền tảng đưa đến hạnh phúc là mỗi bên đều thực hiện nhiệm vụ của mình, tránh ác làm thiện, chăm sóc lẫn nhau, nhất là khi một bên cần sự hỗ trợ của bên kia: con còn nhỏ chưa thể tự lập thì cha mẹ trợ giúp như nuôi dưỡng, cho ăn học, cho tiền làm vốn làm ăn, còn cha mẹ già đau bệnh không thể tự lo thì con phải chăm nom... Bản kinh cũng có đề cập đến bổn phận của con cái phải làm sau khi cha mẹ qua đời là lo lễ tang chứ chưa nêu bổn phận (tức báo hiếu) sau khi cha mẹ qua đời.

Kinh Tăng chi, phần chương Hai pháp nêu: Có hai hạng người không thể trả ơn được là cha và mẹ. Dù người con có phụng dưỡng, chăm sóc hết mức về vật chất cũng chưa đủ để trả ơn cha mẹ. Bài kinh giải thích lý do là vì cha mẹ đã nuôi dưỡng cho con khôn lớn, tạo điều kiện cho con bước vào đời. Tuy nhiên phần sau bài kinh lại nêu: nếu người con hướng cha mẹ tin Tam bảo, bỏ điều ác, làm điều lành, giúp cha mẹ bỏ xan tham và thực hành bố thí, giúp cha mẹ bỏ mê tín, tà kiến (ác trí tuệ) theo chánh kiến (trí tuệ) thì người con làm đủ và trả đủ ơn cha mẹ.

Theo nội dung trên, trả ơn hay báo hiếu về phương diện vật chất dù bao nhiêu cũng không đủ nhưng về phương diện tinh thần thì lại là trả ơn đủ. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ nuôi con về mặt thể chất và không giáo dục con về mặt đạo đức, trí tuệ vì nhiều lý do như không có khả năng, không có điều kiện…Cha mẹ không phải là người hướng con tránh ác làm lành mà ngược lại con mới là người hướng cha mẹ tránh ác làm lành. Có lẽ, cha mẹ trong trường hợp này có thể gặp hoàn cảnh khó khăn khi thời trẻ nên không có cơ hội học hành đàng hoàng, đến nơi đến chốn và có thể thừa hưởng nhiều bất hạnh khổ đau từ gia đình nên thiếu tri thức và rơi vào tà kiến. Người con may mắn hơn khi được ăn học có tri thức, có hiểu biết về đạo lý...., vì vậy nên giúp cha mẹ quay đầu hướng thiện, phát triển trí tuệ. Để đạt được mục đích này, người con phải có “phương tiện thiện xảo" thì mới thành công.

Bài kinh này cũng nêu công ơn cha mẹ là nuôi dưỡng con khôn lớn và tạo điều kiện cho con vào đời mà ta có thể hiểu là cho con ăn học, cho con vốn liếng làm ăn. Trong khi đó, bài kinh nêu nhiều hạn chế của cha mẹ về mặt đạo đức (làm ác, xan tham), về nhận thức, trí tuệ. Bài kinh nhấn mạnh báo đáp công ơn về mặt tinh thần hơn là vật chất. Vấn đề bổn phận (báo hiếu) của con sau khi cha mẹ qua đời chưa được đề cập.

Đến kinh Vu lan và kinh Báo đáp công ơn cha mẹ thì vấn đề bổn phận (báo hiếu) khi cha mẹ qua đời được đề cao. Kinh Vu lan nêu bổn phận của con cái là cúng dường chư Tăng để cầu nguyện cho cha mẹ đã qua đời siêu sanh cõi lành như nhân thiên và hiện tại được trường thọ, ít bệnh tật, khỏe mạnh. Còn kinh Báo đáp công ơn cha mẹ thì phân tích rõ hơn về công ơn cha mẹ và cách con cái báo hiếu, tức làm tròn bổn phận. Công ơn cha mẹ gồm có mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng, vì con làm tội lỗi, hy sinh cho con, lo lắng khi con bị bệnh hay có điều bất ổn và lo sự nghiệp gia đình cho con. Người con bất hiếu là không nghe lời cha mẹ, theo bạn bè cờ bạc, trộm cướp, gây nghiệp ác, bị tù tội làm cho cha mẹ phải mang tiếng xấu. Ngược lại, người con báo đáp công ơn cha mẹ thì phổ biến về đạo hiếu (truyền bá kinh), cúng dường Tam bảo, tu phước, cúng dường chư Tăng, quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới.

Bài kinh không nhấn mạnh đến việc phụng dưỡng cha mẹ về vật chất mà chú trọng đến tu tập bản thân, tạo phước báu để hồi hướng cho cha mẹ hiện tại và sau khi qua đời.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm