Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/11/2024, 11:40 AM

Thực hành thiền Phật giáo

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

Hiện nay Thiền có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới, là chiếc cầu tâm linh yêu thương nối kết con người với nhau, vượt qua mọi rào cản màu da, chủng tộc, biên giới.

Một điều chắc chắn là ai có hiểu biết, có tập thiền thì đời sống của họ sẽ bớt khổ đau, thêm hạnh phúc, dù mỗi ngày chỉ thực hành 5 hay 10 phút.

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

Tổ sư thiền Trung Hoa chú trọng "Minh tâm kiến tánh" thực chất là thấy biết đúng như thật về "Tâm" (trích trong sách Thiền học Việt Nam, cùng tác giả). 

Ở các mức độ khác thì Thiền là các hiểu về tâm, rèn luyện tâm, điều phục tâm, tu tâm và ngộ tâm. 

Thiền là tinh hoa, là trái tim, là cốt tủy của Phật giáo. Thiền đưa đức Phật Thích Ca đến giác ngộ viên mãn sau nhiều năm học hỏi tu tập nhiều cách thức pháp môn khác nhau. Kinh Kim cang, kinh Lăng già, kinh Tứ niệm xứ, kinh Đại niệm xứ là những kinh quan trọng nhất làm cơ sở cho việc thực hành thiền.

Thiền thở không những giúp tăng cường sức mạnh tinh thần, phát huy sức đề kháng của cơ thể. Hơi thở là một thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong đời sống con người, hết thở là chấm dứt mọi thứ, nhưng con người bận lo chạy tìm quá nhiều thứ, cả đời không biết hơi thở của mình dàu ngắn thế nào, quên chăm sóc hơi thở của mình, đến khi khó thở e không kịp nữa. 

Thiền thở còn giúp ta tăng cường sức khỏe, ý chí khả năng tập trung, phát triển trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức; giải tỏa căng thẳng stress, trầm cảm, loại bỏ lo lắng bất an...

Phật dạy tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn

Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng.

Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng.

Thiền (禪, ja. zen), hay Thiền-na (禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn được hiểu là sự tập trung lắng tâm tư duy vì vậy người Hoa dịch ý là Tĩnh lự (靜慮). Có thể hiểu Thiền là sự kết hợp giữa thân và tâm trong hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và vạn pháp. Thiền là tập trung tâm, lọc bỏ các tạp niệm để nhìn rõ vạn pháp một cách đúng đắn, sáng suốt, như thật. 

Thiền là chìa khóa vạn năng giúp chúng ta mở ra cánh cửa tâm hồn, sống an vui hạnh phúc, tốt đẹp có ích hơn trong mọi hoàn cảnh. 

Chúng ta hãy chọn nơi thoáng và yên tĩnh, ngồi ngay thẳng vững vàng (kiết già hoặc sấp bằng), lưng thẳng, cổ thẳng, buông lỏng toàn thân, mắt nhắm hờ, chú ý chú tâm vào hơi thở, thực tập theo kinh Quán niệm hơi thở:

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ.

Tu tập thiền niệm xứ kiên trì liên tục, sẽ đem đến những thành quả lợi lạc lớn không thể nói hết. 

Thiền tứ niệm xứ là cơ sở hình thành các phương pháp thiền khác của Phật giáo, kể cả thiền tông đại thừa (tức là thiền tổ sư). 

Thiền giúp ta thấy biết đúng như thật về vạn pháp, đưa ta vượt khỏi mọi trói buộc vướng mắc tham đắm, thành tựu giác ngộ giải thoát hoàn toàn. 

Thực hành thiền sẽ phát triển chánh niệm, tỉnh giác, sáng suốt. Chi giác ngộ thứ nhất là niệm sẽ phát khởi, phát triển liên tục đến sự thành tựu trọn vẹn. An trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết trạch về các pháp thì chi giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, thành tựu tiến dần đến sự trọn vẹn.

An trú trong quán chiếu và quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chãi thì chi giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là tinh tấn sẽ tiến dần đến sự thành tựu trọn vẹn. An trú vững chãi và bền bỉ trong sự hành trì tinh tấn thì chi giải thoát thứ tư là hỷ được sinh khởi và phát triển sẽ tiến dần đến sự thành tựu trọn vẹn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, thân và tâm mình nhẹ nhàng an tịnh, chi khinh an khơi lên phát triển dần đến thành tựu. An trú trong khinh an, chi định sẽ phát khởi, phát triển, dần thành tựu trọn vẹn. Tâm an trú trong định, chi xả phát khởi, phát triển liên tục dần đến thành tựu trọn vẹn viên mãn.

Tóm lại thực hành thiền hàng ngày, trước mắt giúp ta sống có an vui hạnh phúc chất lượng minh triết hơn, cuối cùng có thể đạt đến thấu suốt chân lý giác ngộ giải thoát, vượt ra khỏi phiền não khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Thiền Phật giáo

Tu tĩnh lự

Thấy biết như thật

Tâm và các pháp

Thực tính không. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Xem thêm