Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 13/09/2024, 16:00 PM

Thực tập chánh ngữ

Bạch đức Thế Tôn, trong bài pháp thoại đầu tiên mà đức Thế Tôn giảng cho năm thầy ở vườn Lộc Uyển, Thế Tôn có nói tới sự thực tập chánh ngữ, một trong tám phép thực tập gọi là Bát Chánh Đạo. Sự thực tập chánh ngữ của con còn đang yếu kém.

Trong quá khứ có nhiều khi con đã dại dột nói ra những điều hoàn toàn không đúng với sự thực. Có thể con đã nói dối như vậy để che dấu những yếu kém của con, hoặc để tô điểm vào hình ảnh của con những cái đẹp mà chính con không có hoặc chưa có.

Có khi con nói những điều ấy vì con sợ người ta chê bai hay phê phán con. Có khi con nói những điều ấy vì mục đích có thêm lợi lộc.

Có khi con nói những điều ấy vì muốn chạy tội, vì tự hào, vì ganh tỵ, hay vì muốn người nghe con cũng ghét bỏ người mà con đang ghét bỏ hay ganh tỵ. Vì tri giác sai lầm, vì tư duy không chín chắn, và vì giận hờn, tự ái hay ganh tỵ, con đã nói những lời gây nên đổ vỡ, làm cho sự truyền thông giữa con và người khác trở nên khó khăn.

Con biết khi sự truyền thông trở nên khó khăn hoặc bế tắc thì hạnh phúc không còn và khổ đau có mặt. Nhớ lại những giờ phút ấy con cảm thấy hổ thẹn, và con xin sám hối với đức Thế Tôn, nguyện từ nay về sau con không còn dại dột như thế.

Chánh ngữ tốt đời đẹp đạo

240729951_241340167996626_9012908155854220296_n

Bạch đức Thế Tôn, con biết đức Thế Tôn đã để nhiều thì giờ để giảng dạy giáo pháp cho bốn chúng đệ tử. Những lời của Thế Tôn nói có công năng khai mở tâm trí người nghe, giúp họ buông bỏ những tri giác sai lầm, chỉ cho họ thấy con đường đi lên, úy lạo, vỗ về, cho họ thêm niềm tin và thêm năng lượng để đi tới. Có những lúc Thế Tôn ngồi yên mỉm cười không nói, không trả lời cả những câu người ta hỏi.

Bởi vì Thế Tôn thấy rằng trong những lúc ấy, im lặng hùng tráng và im lặng sấm sét còn hùng biện hơn lời nói. Ước ao gì con cũng được như đức Thế Tôn, khi nào cần nói thì mới nói, khi nào cần im lặng thì im lặng. Con biết trong quá khứ con đã nói quá nhiều, con đã nói những điều không ích lợi gì cho con và cho những người nghe con, con lại đã nói những điều gây khổ đau cho người khác và cho cả con nữa.

Bạch đức Thế Tôn, con xin hứa với đức Thế Tôn là từ nay về sau, con sẽ tập nói ít lại. Con nguyện từ nay mỗi khi trong con có tâm hành bực bội, tự ái và ganh tỵ, con sẽ trở về với hơi thở chánh niệm để nhận diện những tâm hành bực bội, tự ái và ganh tỵ ấy mà không mở miệng nói năng.

Khi được hỏi tại sao con không nói, con sẽ thành thật thú nhận rằng vì trong tâm con có sự bực bội, buồn chán hay ganh tỵ cho nên con sợ rằng nói ra sẽ gây đổ vỡ. Con xin được phát biểu trong một dịp khác, khi tâm con an tĩnh hơn. Con biết làm như thế là con bảo hộ được cho cả con và cho cả người kia. Con biết con cũng không nên đè nén những cảm xúc của con, vì vậy con sẽ sử dụng hơi thở chánh niệm để nhận diện và chăm sóc những cảm xúc ấy và tập nhìn sâu vào cội nguồn của chúng. Thực tập như thế, con có thể làm lắng dịu và chuyển hóa được những niềm đau nỗi khổ trong con.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Học làm người

Kiến thức 13:50 18/09/2024

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Xem thêm