Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thức tỉnh theo cách Bồ Tát

Thuở ấu thơ, khi lên 5 tuổi, mẹ tôi ủng hộ giấc mơ của Kōsen-rufu sang Hoa Kỳ, bà đã thuyết phục ba tôi chuyển từ Tokyo đến Long Island. Bốn năm sau, chúng tôi chuyển đến Illinois và cũng là nơi làm việc của phụ thân tôi. Lúc này, tôi trở nên nóng tính và chống đối song thân mình. 

Sâu thẳm trong tôi là cảm giác tuyệt vọng, khó hòa nhập với cộng đồng. Mặc dù bên ngoài tỏ ra tự tin nhưng thực sự tôi luôn thấy bất an và xấu hổ về bản thân mình.
 
Sáu năm trước, tôi đã đặt niềm tin nơi chính mình, tập trung nghiên cứu chuyên ngành quan hệ quốc tế và tìm hiểu cách xây dựng hòa bình từ cấp cơ sở tại Đại học Claremont McKenna College ở Claremont, California. 
 
Là một phần trong các nghiên cứu, tôi đã đến Uganda - một quốc gia không giáp biển, nằm hoàn toàn trong lục địa châu Phi và là đất nước vừa trải qua một cuộc chiến tàn khốc. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào tình trạng nội chiến, huynh đệ tương tàn. Gần đây nhất là một cuộc nội chiến kéo dài giữa Chính phủ và quân kháng chiến của Chúa, đã khiến hàng chục nghìn người thương vong và hơn một triệu người phải dời đi.
 
Tôi đã phỏng vấn những người lính trẻ - những người may mắn sống sót trở về. Tôi nhận thấy nhiều người trong số họ cảm thấy vô vọng, bất lực và luôn tìm kiếm giải pháp để hóa giải sự đau khổ của họ. Khi cân nhắc cách giúp đỡ họ, tôi bắt đầu nhận ra: Tất cả những câu trả lời mà tôi đã tìm kiếm đều được viết trong triết học quyền năng của Nhật Liên tông, Phật giáo Nhật Bản, theo cách giúp mỗi người trở thành nhân vật chính của hòa bình.
 
Tôi trở về nhà và đọc “Cuộc Cách mạng Nhân loại” - cuốn tiểu thuyết đăng trên tạp chí SGI của Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda, Chủ tịch Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI - Soka Gakkai International). Tôi tìm hiểu về Lão Cư sĩ Jōsei Toda - một giáo viên, nhà hoạt động hòa bình, chủ tịch thứ hai của Soka Gakkai từ năm 1951 đến năm 1958 và Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda - một nhà triết học Phật giáo, nhà xây dựng hòa bình và là tác giả của nhiều sách báo. Ông là chủ tịch của Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI), nơi quy tụ khoảng 12 triệu thành viên là cư sĩ Phật giáo trên khắp thế giới và là người sáng lập Viện Toda vì hòa bình toàn cầu.

Từ năm 1983, Ikeda bắt đầu ấn hành bản kiến nghị hòa bình thường niên vào ngày 26 tháng 1, kỷ niệm ngày thành lập của Hiệp hội SGI vào năm 1975. Nhị vị tiền bối cư sĩ phật tử đã đứng lên giữa sự hủy diệt của đệ nhị thế chiến để thực hiện một lời thề cho hòa bình thế giới. Điều này đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Đây cũng là ấn tượng đầu tiên của tôi với Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda, khi tôi bắt đầu hiểu lời thề là sợi dây nối kết giữa người cố vấn và đệ tử. Qua việc áp dụng thực hành Phật giáo, cuối cùng tôi đã thức tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của mình để đóng góp cho hòa bình thông qua giáo dục. 
 
Hiện tại, tôi đang học năm thứ tư khoa Sư phạm Anh ngữ trung học và theo đuổi học vị Tiến sĩ trong ngành giáo dục. Ước nguyện của tôi là thành lập một ngôi trường đại học ở châu Phi dựa trên nền giáo dục Soka Gakkai International (SGI) và nhấn mạnh tới niềm hạnh phúc của mỗi em học sinh. 
 Nữ Cư sĩ Takako Mino
Sự nghiệp giáo dục với việc giảng dạy là một cuộc đấu tranh hàng ngày. Mỗi buổi sáng, tôi niệm danh hiệu Namu Myōhō Renge Kyō (Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh-南無妙法蓮華經), tông chỉ của phái Thiên Thai tông, Nhật Liên tông, Phật giáo Nhật Bản và coi nó là một một lời nhắc nhở về sứ mệnh của tôi. Cho dù việc làm quen với các em học sinh có khó khăn đi chăng nữa, tôi cũng luôn nhớ rằng nơi tôi có Phật tính và các em cũng có Phật tính. Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ con đường “cảm hóa” các em học sinh bằng đạo Phật.
 
Ví dụ, tôi có một em học sinh dễ tức giận và thường bắt nạt các bạn cùng lớp. Lúc đầu, tôi khá e dè khi tiếp xúc với em. Trong một cuộc thảo luận ở lớp học về nạn phân biệt chủng tộc, em ấy đã cãi nhau với một học sinh khác. Khi tôi bảo em hãy bình tĩnh lại, lần đầu tiên tôi nhìn thấy trong đôi mắt em một cảm giác hối hận sâu sắc và đầy mặc cảm, tự ti. Từ đó trở đi, tôi đã phát hiện ra cách để thay đổi em học sinh này. 
 
Khi tôi chân thành khen ngợi em ấy mỗi ngày và về cơ bản tôn trọng cuộc sống của em ấy, tôi nhận ra mình đang thực hiện một cuộc cách mạng cho chính bản thân. Thay vì nhìn nhận em ấy như một kẻ gây rối, tôi bắt đầu đối xử với em bằng trái tim của một người con Phật. Khi thái độ của tôi thay đổi, em ấy cũng đã thay đổi. Trước đây, em ấy mang vào lớp học sự tức giận, bức bối. Còn bây giờ, em bắt đầu chào đón tôi và thể hiện sự thích thú khi được đến lớp. Cuối học kỳ, em ấy đã bảo cả lớp ký lên một tấm áp phích viết những lời khen ngợi tôi và cảm ơn tôi vì đã không từ bỏ em ấy.
 
Bằng cách làm theo hướng dẫn của Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda: học cách thay đổi bản thân, tôi đã phát triển lòng dũng cảm và chân thành khuyến khích bạn bè của tôi bắt đầu thực hành đạo Phật vì hạnh phúc của họ. Năm ngoái, ba người trong số họ đã nhận được “Đức tin Ngự Bản Tôn” (Gohonzon), trung thực và chân thành.
 
Vào tháng 05 năm 2015, tôi được bổ nhiệm làm trưởng nhóm phụ nữ trẻ miền Nam California, Hoa Kỳ. Nhóm của chúng tôi đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là chuyển hóa bóng tối của thời đại, bắt đầu từ cộng đồng của chúng tôi.
 
Tháng 12 năm ngoái, một vụ tấn công khủng bố xảy ra ở San Bernardino, California, khiến 14 người tử vong. Khu vực của chúng tôi đã trao quyền cho 15 vị cư sĩ Bồ Tát giới tại gia nhận “Đức tin Ngự Bản Tôn” (Gohonzon), trung thực và chân thành vào cuối tuần đó.
 
Một trong những vị cư sĩ Bồ Tát giới tại gia nổi lên vào khoảng thời gian này là một bạn trẻ đã được tôi giới thiệu để tìm hiểu về Phật giáo. Sau khi nhận được “Đức tin Ngự Bản Tôn” (Gohonzon), trung thực và chân thành, anh chia sẻ với tôi rằng: Anh đã có ý định tự tử nếu không biết tới đạo Phật. Kể từ khi nhận được sự tín nhiệm của mọi người, anh đã nhắc nhở bản thân cần sống có trách nhiệm với tư cách là một nhà lãnh đạo đơn vị. Anh cũng đang thử thách bản thân và giới thiệu bạn bè luyện tập lòng từ bi, trí tuệ. Tôi thực sự cảm thấy việc giúp mỗi người thức tỉnh với tiềm năng vô hạn sẵn có và dạy họ cách làm cư sĩ Bồ Tát giới tại gia để chăm sóc cho tha nhân là điều sẽ làm biến chuyển lịch sử nước ta.
 
Nhận được sự hướng dẫn tận tình của Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda và trách nhiệm đánh thức niềm hạnh phúc trong mỗi người, tôi đã học được cách mở lòng và ôm lấy pháp thân thanh tịnh của mình. Gần đây tôi được bổ nhiệm làm lãnh đạo phụ nữ trẻ của lãnh thổ Tây Bắc, khu vực của Bắc Mỹ. Sứ mệnh tôi cần làm với nhân loại là trân trọng tất cả mọi người đang hiện diện trước mặt, và kết nối họ với người thầy đã đánh thức con người thật trong tôi: Lão Cư sĩ Daisaku Ikeda. Cùng với người cố vấn của tôi, tôi quyết tâm góp một phần nhỏ bé của mình để biến Hoa Kỳ thành “Mô hình Kōsen-rufu" (Quảng tuyên lưu bố-廣宣流布) trên toàn thế giới.

Link: https://www.youtube.com/watch?v=W8MJtglh-nM

Đại học Rancho Cucamonga, California
Nữ Cư sĩ Takako Mino
Vân Tuyền (Nguồn: Soka Gakkai International USA)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhiếp tâm niệm thần chú Đại bi

Phật pháp và cuộc sống 16:02 27/04/2024

Thương mẹ lắm, nhớ mẹ nhiều nhưng con nào có ngờ mẹ qua đời sớm như vậy! Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời con. Lòng con cảm giác đau tê tái và chợt tỉnh chợt mơ giữa ban ngày. Con đã nhắm nghiền đôi mắt nén nỗi đau vào lòng. Con niệm Phật A Di Đà đưa mẹ ra đi vĩnh viễn.

Dùng thân khẩu ý để niệm Phật

Phật pháp và cuộc sống 15:50 27/04/2024

Thân người khó được lắm thay/ Dùng thân tu tập, chớ đày đọa thân/ Đem thân vô chốn hồng trần/ Để cho Duyên, Nghiệp mãi dần thân đau.

Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ

Phật pháp và cuộc sống 12:10 27/04/2024

Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ-tát Thích Quảng Đức đều kể rằng Bồ-tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.

Bài thơ về cơm chùa

Phật pháp và cuộc sống 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Xem thêm