Thứ, 16/03/2020, 09:13 AM

Thương lắm cậu bé mồ côi cha gồng mình cứu đôi mắt của mẹ

Với bao hoài bão, ước mơ đẹp đẽ, bỗng tai họa liên tục đổ xuống đầu em Ngọc khi bố đột ngột qua đời, đôi mắt mẹ đang hỏng dần....Cậu bé nghèo ham học rơi vào cảnh éo le đến cùng cực.

 > Góc nhìn cuộc sống

Mặc dù đã thấu hiểu hoàn cảnh quá đỗi éo le của cậu học trò Lê Công Ngọc, (học sinh lớp 9C), nhưng mỗi lần tiếp xúc với cậu học sinh nghèo khó, hoàn cảnh bậc nhất của nhà trường, thầy giáo Lê Công Thuận, Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Dung (Can Lộc, Hà Tĩnh) đều không cầm được lòng mình.

Tai nạn đã cướp đi mạng sống của bố Ngọc cách đây gần 1 năm

Tai nạn đã cướp đi mạng sống của bố Ngọc cách đây gần 1 năm

Đã mấy tháng rồi, thầy Thuận làm tất cả những gì có thể để níu chân, không để cậu học trò chăm ngoan, học giỏi phải bỏ học. Nhưng nỗ lực của thầy thật khó khăn....

Nhà Ngọc nghèo lắm! Mẹ ốm đau thường xuyên. Tất cả chi tiêu sinh hoạt, nuôi 5 miệng ăn, học hành của con cái đều trông chờ vào đồng tiền làm nghề phụ hồ ít ỏi của bố. Ấy vậy mà thật xót xa, đúng vào cuối học kỳ năm trước khi Ngọc chuẩn bị kết thúc học kỳ 2 lớp 8, một tai họa ập xuống gia đình em.

Trên đường đi làm phụ hồ về, bố Ngọc (anh Lê Công Hùng, 45 tuổi) không may bị ngã xe. Tai nạn đã cướp đi mạng sống của người cha, cướp luôn cả bầu trời tình thương, cũng là nguồn sống của mấy anh em Ngọc.

Căn nhà của gia đình Ngọc vốn là nhà của ông bà nội để lại, chật chội, xuống cấp thấy rõ

Căn nhà của gia đình Ngọc vốn là nhà của ông bà nội để lại, chật chội, xuống cấp thấy rõ

Bố mất, tuổi thơ của Ngọc đã chịu nhiều thiệt thòi, nay lại thêm bội phần cơ cực. Chị Liễu (SN 1983, mẹ Ngọc) vốn ốm yếu, bị sốc nặng do chồng mất đột ngột nên đã nằm suốt mấy tuần liền. Do mẹ đau yếu, mất sữa, đứa em trai út mới được 7 tháng tuổi sống cảnh đói khát, ốm yếu xanh xao.

Nỗi đau mất bố chưa thể nguôi ngoai, Ngọc lại lo lắng cho bệnh tật của mẹ. Chừng một tháng sau ngày bố mất, đôi mắt mẹ Ngọc cứ mờ dần. Đang ốm yếu, chị Liễu vay mượn được người thân, xóm làng vừa đủ tiền tàu xe ra Hà Nội thăm khám.

Mắt chị được chẩn đoán mang chứng “Xuất huyết đáy mắt”, là một trong những bệnh đáy mắt rất nghiêm trọng. Thời điểm phát hiện chứng bệnh, mắt bên phải đã quá nặng, bị mù hẳn không còn thấy gì. Một mắt còn lại cũng mờ dần, phải uống thuốc mỗi ngày.

Chị Liễu thường xuyên ốm đau, nên mọi công việc trong gia đình, kể cả việc lo cho đứa em trai hơn 1 tuổi đều do em Ngọc lo liệu

Chị Liễu thường xuyên ốm đau, nên mọi công việc trong gia đình, kể cả việc lo cho đứa em trai hơn 1 tuổi đều do em Ngọc lo liệu

“Mắt còn lại cũng khó nhìn, nhiều hôm chỉ còn nhìn thấy con lờ mờ phía trước. Giờ hết thuốc, nhưng do không có tiền chữa trị, em đành phải ở nhà với các con, phó mặc mắt còn lại cho số phận”, chị Liễu lớm rớm nước mắt bất lực nói.

Tai họa cứ ập đến, hết bố lại đến mẹ, khiến đôi vai yếu ớt của Ngọc thêm trĩu nặng. Mới học lớp 9 thôi, lực học rất khá, nhưng Ngọc đã phải lo liệu đủ thứ, từ chăm ruộng đồng cho mẹ, đến cơm nước, giặt dũ, chăm lo 2 đứa em nhỏ.

Hôm tôi cùng thầy giáo hiệu trưởng đến thăm Ngọc, 3h chiều nắng phả hầm hập, vậy mà Ngọc đang lội ruộng, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh cho lúa. Ngọc trở về nhà, khó có thể nhận ra đó là một cậu học sinh lớp 9 khi em vận bộ đồ lao động, vai đeo chiếc bơm thuốc sau lưng như một người lớn.  

Mắt phải chị Liễu đã mù hẳn, còn mắt trái hiện chỉ còn thấy lờ mờ

Mắt phải chị Liễu đã mù hẳn, còn mắt trái hiện chỉ còn thấy lờ mờ

Muốn thắp cho chồng nén nhang cũng quá khó khăn với chị Liễu do đôi mắt hỏng, nhìn không còn rõ

Muốn thắp cho chồng nén nhang cũng quá khó khăn với chị Liễu do đôi mắt hỏng, nhìn không còn rõ

Nhìn con trai tranh thủ rửa chén bát đầu giếng, chị Liễu giọng rưng rưng: “Hôm nay cháu tranh thủ đi phun thuốc cho mẹ, chứ bình thường ngày nghỉ học, cháu đi bóc vỏ keo cho các chú ở xóm bên, hay đi bắt dam (cua đồng) kiếm thêm tiền lo cho mẹ và 2 em. Ngày cũng được hơn trăm, bao nhiêu tiền công cháu góp lại đưa cho mẹ cất giữ hết. Cháu nói muốn dành tiền để hi vọng một ngày có đủ tiền đưa mẹ đi chữa trị đôi mắt”.

Ngọc sợ lắm cái ngày một mắt còn lại của mẹ vĩnh viễn mù lòa để rồi những thứ trước mặt mẹ mình là bóng đêm tối mịt, mẹ chỉ còn nhận biết 3 anh em Ngọc qua giọng nói mà thôi. Nỗi sợ ấy Ngọc đã gửi cho người bố nơi suối vàng qua những dòng nhật ký em viết trong cuốn sổ khi mẹ trở về từ bệnh viện:

Vừa trở về từ cánh đồng, Ngọc lao vào lo toan công nhà thay mẹ

Vừa trở về từ cánh đồng, Ngọc lao vào lo toan công nhà thay mẹ

“Bố ơi! con phải biết làm sao đây? Từ ngày bố mất, một mắt mẹ con không còn nhìn thấy gì nữa, mắt còn lại cũng đang mờ dần, có hôm không còn nhìn thấy 3 anh em chúng con nữa bố ạ! Con ước ở trên trời cao xanh thẳm kia, bố ban phép nhiệm màu cho đôi mắt mẹ con được lành lặn. Khổ mấy, con và em cũng có thể chịu đựng được, công việc nặng nhọc mấy con cũng có thể gánh vác thay bố để nuôi mẹ và hai em của con. Nhưng con sợ lắm bố ạ, con sợ cái ngày mắt mẹ vĩnh viễn mù lòa, con sợ cái ngày mẹ không còn nhìn thấy được chúng con nữa…".  

Ngọc đã từng khiến mẹ bật khóc nức nở khi xin được nghỉ học để đỡ phần nào gánh nặng cho mẹ, muốn dành tất cả để cứu lấy đôi mắt của mẹ mình. Không muốn con bỏ học, chị Liễu đã phải liên lạc với thầy hiệu trưởng.

“Nghe mẹ cháu nói tôi thương cháu vô cùng. Tôi đã phải động viên cháu rất nhiều, đã âm thầm kêu gọi sự hỗ cho cháu, vì không nỡ để một cậu học trò hiếu học, chăm ngoan như Ngọc phải bỏ học. Nhưng thực sự để cứu được đôi mắt cho mẹ cháu quả là cả một chặng đường dài”, thầy Thuận nhìn cậu học trò tội nghiệp đượm buồn nói.

Ngọc thay mẹ cho em ăn cơm.

Ngọc thay mẹ cho em ăn cơm.

Lá đơn chị Liễu gửi tới Báo Dân trí mong nhờ sự giúp đỡ, sẻ chia với mẹ con chị trong lúc gặp hoạn nạn

Lá đơn chị Liễu gửi tới Báo Dân trí mong nhờ sự giúp đỡ, sẻ chia với mẹ con chị trong lúc gặp hoạn nạn

Thật sự là tôi quá khâm phục, trân trọng những suy nghĩ, việc làm của em Ngọc. Chỉ nghĩ đến cảnh em quần quật lo toan để gom góp tiền chữa trị đôi mắt cho mẹ, thay bố mẹ chăm sóc hai em (em gái học lớp 3, em trai hơn 1 tuổi), dành hết tất cả những thứ gì dù chỉ là món quà nhỏ cho hai đứa em nhỏ cũng đã quá tuyệt vời.

Trước khi chia tay, tôi đã cảm ơn thầy Thuận khi nhờ thầy mà em Ngọc đã không phải nghỉ học. Từ trong sâu thẳm trái tim, tôi tin, khi bài viết này được lên trang sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm thơm thảo như thầy cùng chung tay giúp đỡ để Ngọc không cô độc trên hành trình cứu lấy đôi mắt của mẹ; để em có thể vượt được dốc núi cao thẳm đầy khó khăn phía trước.

Theo: Dantri.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm