Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 31/03/2024, 16:02 PM

Thượng tọa Thích Trí Chơn: 'Tâm không hại ai bản thân không lo lắng, không sân giận là bình yên'

Theo Thượng tọa Thích Trí Chơn, một khi tâm không sân giận thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc, bình yên, tâm không hại ai thì bản thân không lo lắng, không thủ đoạn, không tranh chấp, không toan tính thiệt hơn... và ta có được tự tại.

Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, trong Phật giáo Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều tôn thờ và kính ngưỡng bồ tát Quán Thế Âm. Nhân ngày vía Quán Thế Âm bồ tát hôm qua (19.2 âm lịch), hình tượng và câu niệm bồ tát Quán Thế Âm nhắc nhở chúng ta nhiều điều trong cuộc sống.

"Ta chính là bồ tát, là người cứu ta"

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An chia sẻ, bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là bồ tát Quán Tự Tại. 

Chúng ta thường thấy một vị bồ tát đứng 1 tay cầm nhành dương liễu, 1 tay cầm bình cam lồ biết ngay đây là bồ tát Quán Thế Âm hay với một phong thái vị bồ tát ngồi thấy y như tên của ngài - Quán Tự Tại.

Bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là bồ tát Quán Tự Tại. Ảnh: Vũ Phượng

Bồ tát Quán Thế Âm hay còn gọi là bồ tát Quán Tự Tại. Ảnh: Vũ Phượng

Tự Tại tức là không bị ràng buộc, thong dong, thảnh thơi, nhẹ nhàng, thư thái. Vậy nên, thượng tọa Trí Chơn cho rằng, khi niệm bồ tát Quán Thế Âm để thực tập hạnh nguyện của ngài thì trước hết phải thực tập hạnh thong dong, tự tại, hạnh không ràng buộc, mọi thứ đi lui, tới đều tùy duyên thuận cảnh.

Viện chủ tu viện Khánh An phân tích, chúng ta ai cũng muốn bình an hạnh phúc mà cứ tự trói mình, đi, đứng hay ngồi làm việc cũng không tự tại. Mỗi lần chúng ta thấy bản thân đang khổ, sư thầy khuyên chúng ta hãy đặt cho mình câu hỏi bản thân đã tự tại chưa, thong dong chưa, cái gì làm cho mình khổ. Câu trả lời đó thường là vì cái mình không ưa, vì cay đắng không đáp ứng như điều mình thích làm mình khổ.

"Chúng ta dễ bị nhầm lẫn tâm từ bi với tình thương có điều kiện. Vậy thế nào là từ? Đơn giản lắm, không sân là từ. Khoan nói thương, quý, mến, chỉ cần tâm không sân giận thì đó chính là từ. Mình đem tình thương sự giúp đỡ của mình người kia không đáp ứng lại mình phản ứng thì không phải là từ. Tâm không sân giận mới chính là tâm từ. Còn tâm bi là động viên, an ủi, vỗ về, nội không hại bất cứ một ai đó chính là bi. Bồ tát có tâm rất lớn là đại từ, đại bi. Ngài không sân giận bất cứ ai, không hại bất cứ ai nên tâm ngài mới có khả năng trùm khắp chúng sinh", thượng tọa Trí Chơn phân tích.

Theo thượng tọa Trí Chơn, khi niệm bồ tát Quán Thế Âm để thực tập hạnh nguyện của ngài thì trước hết phải thực tập hạnh thong dong, tự tại. Ảnh: Tuệ Đạt

Theo thượng tọa Trí Chơn, khi niệm bồ tát Quán Thế Âm để thực tập hạnh nguyện của ngài thì trước hết phải thực tập hạnh thong dong, tự tại. Ảnh: Tuệ Đạt

Theo viện chủ tu viện Khánh An, một khi tâm không sân giận thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc, bình yên, tâm không hại ai thì không lo lắng, không thủ đoạn, không tranh chấp, không toan tính thiệt hơn, ngay khi đó mỗi người đã có bình yên, tự tại.

Thượng tọa phân tích: "Ở đời có ai sân giận mà hạnh phúc đâu, hại người khác thì làm sao có bình an được, hại xong sống hồi hộp không biết khi nào người ta hại lại nên phải toan tính đủ kiểu, tìm cách rào chắn. Nói là niệm bồ tát Quán Thế Âm để bồ tát gia hộ độ trì nhưng nó như một câu để nhắc lại ta thực hành tâm đại từ đại bi của bồ tát. Chỉ cần vậy thôi ta chính là bồ tát và ta chính là người cứu ta đây".

Có đức tin nhưng đừng đi lạc đường

Cũng theo Thượng tọa Thích Trí Chơn, trong cuộc sống có những người không tin tưởng vào đạo Phật hay bồ tát Quán Thế Âm nhưng sống hiểu được lẽ thật của cuộc đời, hiểu được chân lý, hiểu các giá trị văn hóa đạo đức nên sống tránh ác làm lành, tôn vinh những điều thiện và không chấp nhận cái ác, mỗi ngày nuôi dưỡng tâm mình thiện lành nên sống vẫn hạnh phúc.

Tuy nhiên, cũng có những người không tin vào sự nhiệm màu của bồ tát nên sống bất chấp, hơn thua phải trái đúng sai và sống với bản năng của mình nhiều hơn, sống với lợi lạc cho chính mình. Thượng tọa cho rằng, những trường hợp như vậy cái tôi, cái ngã rất lớn, thường cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Các trường hợp này có thể con đường phía trước sẽ không được bằng phẳng vì hậu quả xấu ác đang đón chờ.

Tượng bồ tát Quán Tự Tại ở tu viện Khánh An. Ảnh: Vũ Phượng

Tượng bồ tát Quán Tự Tại ở tu viện Khánh An. Ảnh: Vũ Phượng

Bên cạnh đó, viện chủ tu viện Khánh An cũng chỉ ra những người có niềm tin vào đạo Phật, bồ tát có 2 trường hợp: một là tin mà không học Phật, hai là tin chân chính, rõ ràng.

Trong đó, thầy Trí Chơn chia sẻ, tin mà không học Phật có thể hướng mọi người về đức tin mà thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết, thiếu thực tập lời dạy của Đức Phật và từ đó dễ đưa chúng ta đến con đường mê tín, tin mù mờ, tin không có chí hướng, không có ngọn đuốc dẫn đường.

Còn người có niềm tin và có học Phật, hiểu Phật thì sẽ có một cái nhìn không phải bằng mắt mà bằng tất cả thân tâm này để trải nghiệm lời dạy của Đức Phật, qua đó để hiểu giáo pháp, thực tập giáo pháp.

"Đức tin là rất quan trọng với người đệ tử Phật, một khi chúng ta tin sáng suốt sẽ giúp cho gia đình, những người có quan hệ bạn bè với chúng ta đi đúng hướng, còn chỉ cần một chút mê tín dễ đi lạc đường. Cuộc sống hôm nay hiệu ứng đám đông, trào lưu về sự màu nhiệm gì đó, bồ tát quán âm ở trên mây hiện xuống, Đức Phật tỏa hào quang chấp chóa dễ làm lóa mắt chúng ta và cứ tưởng như thật. Chúng ta cần tu tập như thế nào mà hiển hiện được tâm Phật, hiển hiện được tâm bồ tát đó là chúng ta tu đúng pháp", Thượng tọa Trí Chơn đưa ra lời khuyên.

Nguồn: Báo Thanh Niên 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm