Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/02/2024, 20:20 PM

Thuyết pháp như Tỷ kheo ni Sukkà

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Tỷ kheo ni Sukkà đang thuyết pháp với đại chúng đoanh vây.

Rồi một Dạ xoa có lòng tịnh tín đối với Tỷ kheo ni Sukkà, đi từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác ở Ràjagaha, và ngay lúc ấy, nói lên những bài kệ này: Này người Vương Xá thành/ Các người đã làm gì/ Mà nay lại nằm dài/ Như say vì rượu ngọt/ Không hầu hạ Sukkà/ Đang thuyết pháp bất tử/ Pháp ấy không trở lui/ Cam lồ không lưng vơi/ Ta nghĩ người trí tuệ/ Uống nước cam lồ ấy/ Chẳng khác một trận mưa/ Với kẻ khát lữ hành.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Sukkà, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.468)

Lời bàn: 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thuyết pháp là nhiệm vụ căn bản (chỉ sau tu tập) của các Tỷ kheo. Các bậc Thánh tăng thời xưa thường tuyên thuyết giáo pháp: trong khi đi khất thực, sau khi thọ trai, những lúc người khác tìm đến hỏi đạo, trong lúc cần phải tranh luận và phần lớn là thuyết pháp tại các tinh xá, giảng đường… Ngoài Thế Tôn, các Tỷ kheo thì những Tỷ kheo ni và hàng cư sĩ cũng góp phần quan trọng vào sự nghiệp hoằng pháp. Những Thánh nữ A la hán thông tuệ như Khema (Trí tuệ đệ nhất), biện tài như Dhammadinnà (Thuyết pháp đệ nhất) đã làm rạng danh giáo pháp Như Lai. Tỷ kheo ni Sukkà tuy không được tôn vinh vao hàng đại đệ tử nhưng tài trí và đức độ hơn người đã thuyết pháp khiến cho quỷ thần quy phục, phát nguyện hộ trì.

Chúng ta phải thấy rằng, không hẳn là phải có bằng cấp chuyên ngành giảng sư hay có học vị cao mới thuyết pháp thành công. Tỷ kheo ni Sukkà chỉ với tâm thành, nhiệt huyết hoằng pháp cùng với khả năng thiền định thâm nhập và thể nghiệm giáo pháp của tự thân mà cảm hóa được hội chúng trời người. Một pháp sư tuyên thuyết giáo pháp mà nhiếp phục được hội chúng đông đảo, ồn ào trở nên thanh tịnh vắng lặng đã là điều khó nhưng chuyển hóa được các loài khác (chư thiên, ma quỷ…) bỏ tà quy chánh lại càng khó hơn. Ngay đây năng lượng giác ngộ và giải thoát hay nói cách khác phạm hạnh, đức độ, sự thực tu, thực chứng của vị pháp sư trở nên vô cùng quan trọng, nền tảng cho sự hoằng pháp thành công.

Pháp thoại này cũng cho thấy vai trò hộ pháp của chư thiên và quỷ thần. Chúng ta thử tưởng tượng, một pháp sư đăng đàn thuyết pháp mà trong đạo tràng không chỉ hàng Phật tử mà có cả chư thiên và quỷ thần vì kính trọng pháp sư mà động viên, nhắc nhở mọi người đến nghe pháp thì đạo tràng ấy sẽ trang nghiêm và hưng thịnh đến mức nào. Ngoài ra, thuyết pháp không nhất thiết là phải đăng đàn với hội chúng đông đảo và thao thao vô ngại biện tài mà chỉ cần thành tâm đọc tụng kinh điển một cách rõ ràng hay im lặng trong tư duy thiền quán các đề mục Chánh pháp cũng có thể giáo hóa chúng sanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm