Tiền bạc và tài sản đối với người cư sĩ
Đối với người xuất gia sống đời phạm hạnh thì tiền bạc, tài sản không quan trọng, nhưng tiền bạc và tài sản là phương tiện cần thiết trong việc sinh sống của người cư sĩ.
Vì vậy, với trí tuệ của bậc Toàn Giác, Đức Phật chẳng những không bảo người cư sĩ phải sống khổ hạnh, viễn ly tài sản vật chất, mà Ngài còn chỉ dạy người cư sĩ phương cách tạo ra tiền bạc, tài sản một cách hợp pháp và cách sử dụng tiền bạc tài sản thế nào để hữu ích cho mình và cho xã hội.
Thật vậy, trong Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm vua Munda, phần Trở thành giàu có, Đức Phật đã dạy gia chủ Anathapindika 5 lý do để tạo dựng tài sản, đó là làm giàu bằng sự phấn đấu không ngừng, bằng trí tuệ và công sức, bằng những hình thức lao động, kinh doanh hợp pháp. Và việc làm giàu tạo ra của cải để bản thân, gia đình và thợ thuyền có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ngoài ra, tiền bạc tài sản cũng được sử dụng vào những việc giúp đỡ bà con, bạn bè cùng được sống an vui, hoặc để thờ cúng tổ tiên, bố thí cho các vong hồn đói khổ. Và cuối cùng, người cư sĩ đệ tử Phật cũng cúng dường những vị tu hành đạo đức và noi theo đức hạnh của các ngài để trưởng dưỡng phước báo cho mình. Với những việc làm vì mục đích tốt đẹp như trên, người cư sĩ quản lý tiền bạc tài sản không bị lãng phí vô ích và không sử dụng tài sản vào những việc không lợi ích cho mọi người.
Như vậy, sống theo tinh thần Phật dạy, người cư sĩ làm giàu lương thiện bằng đôi tay và khối óc của mình, sẽ tạo dựng được cuộc sống ấm no hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình mà cũng đóng góp được cho xã hội phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên, sự giàu có về của cải vật chất vốn mong manh và không lâu dài. Vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực phát triển tài sản vật chất, theo Phật, người đệ tử cần phải biết phát huy đời sống tinh thần, làm giàu tâm hồn mình; vì đó mới đích thực là tài sản vô giá và trường cửu ở bên cạnh con người trong đời này và đi theo ta trong những kiếp lai sanh.
Để có an lạc trong đời sống tinh thần, làm giàu đời sống tâm linh, người đệ tử Phật đặt trọn niềm tin kiên cố vào Phật, Pháp, Tăng, thực hành giới luật Phật dạy và thường sống trong chánh niệm, tỉnh giác. Đặt nền tảng trên tinh ba của pháp Phật, cho nên con đường xây dựng tài sản tâm linh không hề có sự góp mặt của những tính toán, hơn thua, tranh chấp, hận thù, bạo động, sát hại, làm tổn thương người khác, mà đó là con đường tràn ngập sự hiểu biết đúng đắn, tình thương trong sáng và sự cưu mang, giúp đỡ mang đến cuộc sống an lạc cho nhiều người.
Quả là lời dạy của Đức Phật từ hàng ngàn năm trước vẫn có giá trị bất hủ trong thời hiện đại cho những ai muốn có được cuộc sống ấm no, an lạc, hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần và cũng góp phần xây dựng cho xã hội phát triển chân chính, bền vững.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm