Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/06/2023, 13:30 PM

Tiền tài vật chất, bao nhiêu là đủ?

Một khi tham vọng được đánh thức, ta càng nỗ lực thỏa mãn nó không ngừng, nó sẽ càng nở rộng đến vô tận, xúi giục ta lao vào các cuộc tranh giành bất tận. Nếu cứ mãi đi theo nó, con người ta sẽ phải chết trong sự mệt mỏi tột cùng, sẽ không có một thời khắc nào hoàn toàn thỏa mãn cả.

Thưở xưa, có một vị Vua dòng Bà La Môn tên là Đa Vị Tả, phụng thờ chín mươi sáu thứ ngoại đạo. Bỗng một hôm Vua phát khởi thiện tâm, muốn làm việc bố thí theo Pháp Bà La Môn. Vua cho chất của thất bảo nhiều như núi, rồi đem ra bố thí.

Người nào đến xin được phép lấy một nắm thất bảo. Vua bố thí như vậy mấy ngày mà số châu báu không giảm.

Đức Phật biết vị Vua này được phước duyên đời trước có thể hóa độ. Ngài liền hóa thành một vị Bà La Môn đến nước đó. Vua thấy Bà La Môn đến liền ra đón tiếp. Sau khi chào hỏi xong, Vua bèn đứng dậy nói:

- Ngài có yêu cầu gì xin cứ nói ra, chớ có nghi nan.

Vị Bà La Môn thưa:

- Tôi từ xa đến, muốn xin châu báu để xấy cất nhà cửa.

Vua đáp:

- Tốt lắm, ông hãy tự bốc lấy một nắm châu báu rồi đi.

Bà La Môn liền bốc lấy một nắm. Ông đi bảy bước rồi quay lại trả về chỗ cũ. Vua hỏi:

- Sao ông không lấy?

Vị Bà La Môn đáp:

- Bao nhiêu đây chỉ đủ xây nhà cửa thôi, nếu dùng để cưới vợ thì lại không đủ. Cho nên tôi không lấy.

Vua nói:

- Vậy ông hãy lấy ba nắm châu báu. Vị Bà La Môn liền y lời lấy ba nắm. Song ông cũng chỉ bảy bước, rồi quay lại trả.

Vua hỏi:

- Vì sao ông trả lại?

- Vị Bà La Môn đáp:

Bao nhiêu đây chỉ đủ xây nhà, cưới vợ, xong còn ruộng đất, nô tỳ, trâu ngựa thì không đủ để sắm. Vì vậy tôi không lấy.

Vua bảo:

- Vậy ông hãy lấy bảy nắm châu báu.

Vị Bà La Môn lấy bảy nắm châu báu ra đi. Song cũng chỉ bảy bước, rồi trở lại trả. Vua hỏi:

- Sao lại như vậy?

Vị Bà La Môn đáp:

- Nếu có con trai con gái, phải dựng vợ, gả chồng cho nó, chi phí mọi chuyện tính ra số châu báu trên không đủ chi dùng, cho nên không nên lấy.

Vua bảo:

Vậy ông lấy hết số châu báu này chi dụng cho những việc trên. Vị Bà La Môn nhận lấy rồi đem lại chỗ cũ. Vua vô cùng ngạc nhiên, hỏi ông tại sao. Vị Bà La Môn thưa:

- Xưa nay kẻ ăn xin là để kiếm sống. Song xét kỹ ra, mạng người ở đời nào có bao lâu, vạn vật vô thường sớm còn tối mất. Nhân duyên càng nặng, ngày khổ lụy càng dài, của cải chứa đầy như núi không ích chi cho mình. Tham dục mưu đồ danh lợi uổng tự chuốc lấy khổ đau. Sao bằng dứt tâm tham cầu, học đạo vô vi. Tôi vì suy nghĩ như vậy cho nên không lấy.

Vua nghe được những lời này, tâm ý bỗng nhiên Khai Ngộ, nguyện vâng theo lời dạy sáng suốt này. Lúc đó vị Bà La Môn hiện lại thân Phật, quang minh rực rỡ, bay vọt lên trụ giữa Hư Không vì Vua nói kệ:

 Dù đời đầy trân bảo

Chất đến tận trời cao

Vẫn không bằng thấy đạo

Giàu sang sánh được nào!

Bất thiện tưởng là thiện

Ái ngỡ là không ái

Lại lấy khổ làm vui

Chỗ kẻ ngu bị hại.

Bấy giờ Quốc Vương thấy hào quang Đức Phật chiếu khắp Đất Trời, lại nghe bài kệ này nên vô cùng hoan hỷ. Vua và Quần Thần liền thọ Ngũ Giới, đắc quả Tu Đà Hoàn.

Trích kinh Pháp Cú Thí Dụ.

 Khó tìm người biết đủ ở đời

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lạm bàn:

Nhu cầu là thứ nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng lạ một điều là chúng ta lại không hiểu rõ về nó. Thường thì ta sẽ tưởng rằng "Mình không có cần nhiều thứ lắm, mình không tham lam như những kẻ ở ngoài kia".

Nhưng thực ra chẳng qua cái tham trong ta đang trong chế độ ngủ, ta không thấy được nó, lại cho rằng không có mà thôi. Đến khi nó được hoàn cảnh đánh thức, có tham hay không mới có thể trả lời được.

Nếu bạn đang là nhân viên. Bạn sẽ muốn có một số vốn để mở một dịch vụ gì đó, và trở thành ông chủ nhỏ. Một tâm lí bình thường, một ước mơ chính đáng, thường cũng không ai cho rằng đó là tham. Bạn nghĩ vậy và phấn đấu.

Nhưng, nếu bạn đã là ông chủ… Thế thì, bạn lại muốn việc kinh doanh của mình phát triển hơn, khi đó bạn sẽ thành một ông chủ lớn hơn, một chủ tịch tập đoàn chẳng hạn. Tham vọng trở nên rõ rệt hơn.

Rồi, giả sử nỗi thèm khát đó thành hiện thực, bạn là một chủ tịch tập đoàn. Và có lẽ ta dừng ở đây được rồi. Nhưng khổ nỗi khi đó, cái tham vọng đã nở ra rất nhiều lần.

Bạn chưa thấy thỏa mãn. Bạn cảm thấy mình phải quyền lực hơn nữa. Bạn phải trở thành chủ tịch tỉnh hay thống đốc…

Câu chuyện cứ thế nối tiếp, cho đến một ngày kia, kể cả ngôi vị thủ tướng, kể cả ngai vàng của một ông vua cũng không làm bạn thỏa mãn. Bởi vì tham vọng của bạn là thống trị toàn địa cầu.

Thậm chí, khi chiếm được cả trái đất rồi, con người ta sẽ tiếp tục đòi cho được mặt trăng. Tham vọng là vô tận. Nó không có đáy.

Một khi được đánh thức, ta càng nỗ lực thỏa mãn nó không ngừng, nó sẽ càng nở rộng đến vô tận, xúi giục ta lao vào các cuộc tranh giành bất tận. Nếu cứ mãi đi theo nó, con người ta sẽ phải chết trong sự mệt mỏi tột cùng. Nhưng sẽ không hề có một thời khắc nào hoàn toàn thỏa mãn cả.

Đạo Phật thì khác, giáo lý của Đức Phật tránh xa vết xe đổ của việc cố gắng thỏa mãn những ham muốn vật chất, để rẽ sang một hướng khác: Giác Ngộ Chân Lý.

Khi một người tu hành theo đúng lời Phật dạy, buông bỏ tham sân si, khai mở tâm linh, từng bước tiến gần đến chân lý, vũ trụ trong mỗi người tự nhiên sẽ trở nên đầy đủ, mãn nguyện, vì rằng Phật tánh quý giá vốn sẵn có trong mỗi người, chỉ là bị những thứ cấu uế như tham  sân si che lấp. Chỉ cần gột bỏ những cấu uế đi, kho báu trong tâm sẽ hiển lộ, và hạnh phúc sẽ là vô tận.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chân dung người cư sĩ

Kiến thức 10:41 17/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn: - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?

Trái tim nhân từ

Kiến thức 09:42 17/05/2024

Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin.

Nhân mùa Phật Đản bàn về tích đản sanh

Kiến thức 09:12 17/05/2024

Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.

Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Kiến thức 08:49 17/05/2024

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Xem thêm