Tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền
Khi Bồ Tát Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, còn làm Thái tử con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô.
Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Thái tử mới phát tâm cúng dường đức Phật Bảo Tạng và Chúng tăng trong ba tháng.
Lúc ấy có quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm được nhiều công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ-đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi trời, người, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử".
Thái tử Năng-đà-nô nghe quan đại thần khuyên bảo như vậy, liền thưa với Phật Bảo Tạng rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay con có chút công đức muốn cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng, con xin hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác, nguyện phát tâm Bồ-đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của đức Phổ Hiền Như Lai vậy."
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Thái tử Năng-đà-nô phát nguyện như thế, liền thọ ký rằng: "Lành thay! Lành thay! Ngươi phát nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí Kim Cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên Như Lai đặt hiệu cho ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trải hằng sa kiếp làm nhiều ccông việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyễn ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn."
Khi đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên tử ở các cõi Trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thanh khen ngợi.
Thái tử Năng-đà-nô thưa với Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn: nếu những sự ao ước của con ngày sau quả nhiên đặng như lời Ngài thọ ký, nay con kính lễ Ngài và chư Phật mà xin cho hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi, và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên thượng nhân gian, đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi đặng hương thơm ấy, tức thì hết khổ và lại hưởng sự an vui".
Thái tử Năng-đà-nô thưa rồi, cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có mùi hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi đặng mùi thơm ấy, lòng dạ hớn hở, các bệnh phiền não thảy đều tiêu trừ. Thái tử Năng-đà-nô nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp.
Thái tử Năng-đà-nô nhờ công đức đó, nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm các Phật sự và hóa độ chúng sanh, đặng cầu cho mau thành tựu viên mãn những việc của mình đã ao ước.
Bởi Ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay đã thành Phật, ở cõi Bất Huyễn, và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm