Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức
Đạo Phật, một triết lý sống hạnh phúc và tu giải thoát, một luân lý học hoàn hảo, một siêu hình học của không gian ba chiều, thời gian ba chiều... Đạo Phật là tất cả, hễ cái gì hợp với lẽ phải và chơn lý, cái đó là đạo Phật.
Thực hành lời Phật dạy là có chân hạnh phúc
Tuy nhiên, đạo Phật đã không và sẽ không bao giờ là một học thuyết suông. Nếu chỉ thị hiện ra nơi đời để khai sáng một học thuyết, chắc là Phật đã không thị hiện. Mục đích của Phật là nhằm giúp chúng sanh mọi loài cũng thấy được cái thấy của Phật, để chuyển mê thành ngộ, chuyển đau khổ thành an lạc, chuyển trầm luân thành giải thoát, chuyển Ta Bà thành Tịnh Độ... Muốn chuyển mê thành ngộ, muốn được an lạc và giải thoát, chúng ta phải qua một quá trình tu tập, chứ không phải bằng học suông.
Có nhiều người không thực sự thấu hiểu đạo Phật nên vội trách tại sao đạo Phật không tạo ra những hàng tăng sĩ có kiến thức và văn hóa cao như hàng giáo phẩm của các tôn giáo khác? Các tôn giáo khác là các tôn giáo khác, ở đây chúng ta xin miễn bàn về họ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhấn mạnh đến mục đích của việc tu hành theo Phật. Tu là đi ngược lại dòng đời, là buông bỏ tất cả những hư danh ảo vị của cuộc đời để đi vào cửa ngỏ của giác ngộ và giải thoát. Đạo Phật không chống lại chuyện học hỏi kiến thức chuyên môn ngoài đời; tuy nhiên, đạo Phật cảnh giác những trí thức phàm phu, coi chừng nếu không khéo thì hết ngày dài rồi lại đêm thâu, ta chỉ loanh quanh lẩn quẩn với ba mớ kiến thức phàm tục mà thôi, chứ không tu hành được gì cả. Thậm chí, nhiều khi đã chứa quá đầy những kiến thức ngoài đời rồi, đâu còn chỗ nào dành cho Phật pháp nữa. Thấy như vậy, người Phật tử hãy vô cùng cẩn trọng về sự khác biệt rõ nét giữa kiến thức phàm phu và tu hành rốt ráo. Kiến thức phàm phu có thể giúp ta trong sinh kế hằng ngày, nhưng ít khi giúp gì được cho ta trong chuyện tu hành lắm. Ngược lại, chính kiến thức phàm phu là một cản trở lớn lao cho bước đường tu tập của ta. Lắm khi chính cái kiến thức phàm phu nầy nó dẫn dắt chúng ta đi vào con đường ngã mạn, cống cao, ta là trung tâm vũ trụ, ta là tất cả. Dưới mắt ta, thiên hạ là đồ bỏ.
Chính vì thấy rõ những trục trặc này mà Đức Từ Phụ đã nói trong rất nhiều kinh điển của Ngài rằng trong thời Mạt Pháp sẽ có lắm ma nhiều quỷ, chúng không có ý định tu hành, mà chỉ tom góp ba mớ hiểu biết rồi đi đây đi đó biện giải hí luận. Không chịu tu hành cho bản thân mình thì thôi, đàng này chúng còn tìm cách đánh phá những người quyết chí và thực tâm tu hành. Là Phật tử, nên hiểu lời Phật dạy, hãy để lại ngoài cổng chùa tất cả những gì của phàm phu, hãy bước vào chùa với đạo tâm chân thật. Nên nhớ rằng đi tu là buông bỏ tất cả những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, biên kiến, ác kiến; đi tu là thực nghiệm tự thân bằng những lời Phật dạy, chứ không chỉ học như kéc mà chẳng thực hành gì cả. Nghiên cứu về đạo giáo là điều nên làm, nhưng phải làm trong khiêm cung từ tốn. Nên nhớ rằng tài ta chỉ là một hạt cát trong sa mạc mênh mông mà thôi. Ví bằng nghiên cứu mà đưa đến ngã mạn cống cao, nay chê sư nầy, mai chê tăng kia, thì xin đừng nghiên cứu chi cho thêm nặng nghiệp. Những người con Phật luôn nhớ như vậy để một khi đã quyết tâm tu là hãy tự dọn mình như một tờ giấy trắng, càng trắng chừng nào càng tốt chừng nấy. Hãy mang những cấp bằng cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ra mà xài cho đúng chỗ; hãy mang chúng ra mà giúp mình, giúp người và giúp đời; đừng dùng chúng để hí luận thị phi mà phải đi về địa ngục một cách vô duyên.
Hãy nhìn lại hành trang lên đường của Đức Từ Phụ năm xưa để tự chuẩn bị hành trang cho mình: ba bộ y bá nạp, một bình bát và một cây gậy làm bằng nhánh cây khô. Tại sao một thái tử đương thời, nhứt hô bá ứng như Phật mà phải mặc đồ may bá nạp? Đây chẳng phải là một bài học quý giá vô cùng cho những đứa con của Ngài về sau nầy hay sao? Ngài đã buông bỏ tất cả những phù phiếm của cung vàng điện ngọc, địa vị, quyền uy, công danh phú quý, để sống đời thanh bạch và sống một cách khiêm cung từ tốn. Những người con Phật hãy nhìn theo đó mà sống mà tu. Đạo Phật sẽ không bao giờ là đạo của kinh sách, hay triết lý suông để kiến giải và hí luận. Ngược lại, ai muốn tu theo Phật, phải bỏ hết những văn tự, để trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật. Còn câu chấp vào kiến thức văn tự là còn mê lầm, còn đi trong vô minh của phàm tình thế tục. Kiến thức phàm phu có thể đưa con người đến những tinh cầu xa xôi, nhưng không bao giờ mang lại cho ta sự thanh tịnh và an lạc.
Lời Phật dạy về minh và vô minh
Hãy nhìn vào Lục Tổ Huệ Năng để thấy rằng kiến thức phàm phu lắm khi chỉ là gánh nặng cho những kẻ tu hành. Lục tổ không biết đọc, không biết viết, thế mà những lời chỉ dạy của Ngài, ngàn đời sau có lắm ông tiến sĩ phải nặng đầu bóp trán suy nghĩ và thán phục. Nói như vậy không có nghĩa là đạo Phật phản đối những đứa con Phật trí thức, mà nói như một tiếng chuông cảnh tỉnh những đứa con ấy ngay khi mới bước chân hành trình theo Phật. Tu là tự tìm trở về với cái chân tâm mà chúng ta đã một lần dại dột bỏ quên. Tu là hành, chứ không là nói. Nếu ai đó thấy rằng mình hãy còn mê nói mà chưa hành được thì khoan hẳn tu. Chừng nào thấy được mình có thể buông bỏ hết những thứ bùi nhùi của phàm tục, chừng đó hãy bước vào, mà bước vào trong trang nghiêm tịnh độ, trong khiêm cung từ tốn. Một khi đã bước vào là phải tự dọn mình như một tờ giấy trắng, rồi từ đó thầm thầm tiến tu trong tinh thần Bồ Tát đạo; hoặc giả trong tinh thần đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả của nhà Phật. Hãy lấy những cái mình hiểu biết đó ra mà phụng sự người và phụng sự đời y theo những lời chỉ dạy của Đức Thích Tôn Từ Phụ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm