Thứ năm, 31/12/2020, 09:52 AM

Truyền thống đánh 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa ở các ngôi chùa của Nhật Bản

Vào đêm giao thừa, các chùa ở Nhật Bản thường đánh 108 tiếng chuông với mong muốn sẽ giúp xua tan 108 phiền não nghiệp chướng, gột rửa những ham muốn của con người.

108 tiếng chuông chùa

Theo tìm hiểu, nguồn gốc của truyền thống này được truyền vào từ Trung Quốc, từ thời Kamakura (1192-1333). Thời điểm đó, các cơ sở tự viện Thiền tông Phật giáo Nhật Bản đã áp dụng thời khóa đánh Đại hồng chung 108 tiếng vào hai buổi sáng chiều, nhưng đến thời đại Muromachi (1336-1673) thì đổi lại chỉ đánh Đại hồng chung vào đêm Giao thừa.

Rung chuông đêm giao thừa đã trở thành phong tục truyền thống ở hầu hết các ngôi chùa ở Nhật Bản.

Rung chuông đêm giao thừa đã trở thành phong tục truyền thống ở hầu hết các ngôi chùa ở Nhật Bản.

Nghi thức Joya-no-Kane được cho là có khả năng gột bỏ những ham muốn đó khỏi trái tim và tâm trí của những người bình thường, không trải qua quá trình tu hành như các nhà sư.

Cụ thể, tập tục đánh 108 tiếng chuông được các chùa trên toàn Nhật Bản thực hiện vào đêm giáo thừa theo nghi thức Joya-no-Kane. Theo đó, 107 tiếng chuông đầu tiên được đánh vào đêm 31/12 và tiếng chuông cuối cùng được đánh vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nguyện chuông kêu thấu cõi Ta bà,

Pháp giới chúng sanh đạo Thích Ca,

Ngân nga siêu độ tiêu phiền não,

Nguyện đến Tây phương thấy Di Đà.

Con số 108 trong đạo Phật có ý nghĩa tượng trưng cho 108 tham vọng, nhục dục của con người trong suốt cuộc đời, những tham vọng mang đến nỗi đau khổ cho con người. Khi những tiếng chuông ngân vang thượng thông Thiên đường, hạ triệt Địa phủ, làm vơi đi phiền não nghiệp chướng của chúng sinh. Đánh tiêu tan những muộn phiền của năm cũ và bước sang năm mới an lạc thịnh đạt. 

Theo truyền thống, người đánh 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa này không ai khác chính là những nhà sư, chỉ có 1 số ít ngôi chùa là cho Phật tử, du khách thực hiện tập tục này. 

Sự tích chuông chùa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm