Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 24/06/2024, 09:04 AM

Nghĩ từ việc Thượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật: Học Phật và chuyện “giữ giới làm thầy”

Nếu thầy mình, người lãnh đạo của ta không đúng, trái đạo mà mình vì sợ hãi hoặc vì thần tượng mà bỏ qua hay cố chấp bao che, bảo vệ mù quáng thì cũng đang hại họ.

Niềm tin vào Tam bảo là thiêng liêng, bất diệt

Niềm tin vào Tam bảo là thiêng liêng, bất diệt

Thời gian qua có việc ồn ào liên quan đến người tu hành. Cụ thể là Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã xử lý kỷ luật đối với Thượng tọa Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Lý do theo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, “một số nội dung thuyết giảng về giáo lý nhân quả của Thượng tọa Thích Chân Quang không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội”.

Là Phật tử, tôi không vui mừng khi bất cứ ai bị kỷ luật, cho dù việc xử lý là xứng đáng và cần thiết, bởi một hình phạt nào đó không phải để cho mình hả hê. Tôi cũng một lòng tin rằng những ồn ào kể trên chỉ là trường hợp cụ thể trong hàng chục ngìn tu sĩ Phật giáo vững vàng chánh pháp.

Chúng ta hiểu rằng cửa Phật vốn là nơi yên bình để con người nương tựa, nhưng sẽ không tránh được trường hợp này khác có những việc làm không đúng.

Đức Phật dạy “lấy giới làm thầy”, “y pháp bất y nhân”. Hiểu một cách nôm na giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, các tín đồ cũng như người tu hành ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách, làm một con người tốt. Tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất.

Chúng ta đặt niềm tin và làm theo chánh pháp và không tin theo bất cứ ai nói hoặc làm sai chánh pháp. Cũng có nghĩa là, không nên tin và bám chấp vào một vị thầy khi người ấy cũng chỉ là phàm tăng, đang trên bước đường tu. Thực ra, không chỉ học Phật mới cần điều này, trong tất cả các mối quan hệ, ứng xử trong xã hội hàng ngày, mỗi người đều cần học và hành, soi chiếu xem mình đã tiếp cận, đã hiểu, đã làm đúng với đạo đức chung của xã hội và pháp luật của nhà nước chưa.

Nếu thầy mình, người lãnh đạo của ta không đúng, trái đạo mà mình vì sợ hãi hoặc vì thần tượng mà bỏ qua hay cố chấp bao che, bảo vệ mù quáng thì cũng đang hại họ.

Trong mối quan hệ thầy trò, không phải lúc nào người thầy cũng đúng và học trò lúc nào cũng cứ răm rắp nghe theo, cả trong học thuật lẫn học đạo. Phải chăng khi một người thầy bị kỷ luật, đâu đó cũng có lỗi của người học vì đã mù quáng tin theo, cố chấp bảo vệ?

Từ nhỏ, tôi đã biết đến chùa và nguyện làm Phật tử. Ngôi chùa ở quê tôi nằm giữa cánh đồng có tên là “Viên Minh tự”, là chốn về bình an của người dân ở một vùng quê miền Trung, đa số khó nghèo. Thủa ấu thơ, tôi và má vẫn hay đi chùa vào mùng 1 và rằm. Mỗi tháng hai lần, đều đặn, người dân và Phật tử quê vẫn hay gọi là đi sám hối.

Theo sinh hoạt thiền môn, cố định, ngày 14 và 29 hoặc 30 âm lịch sẽ là thời kinh sám hối – ngày để mỗi người soi xét lại mình nhiều hơn, nghĩ về những lỗi lầm đã tạo để có thể ăn năn, phát nguyện chừa bỏ thói tật do tham – sân – si thúc đẩy, để bước đi trên con đường sáng đẹp, chân chính.

Thú thật, ngay từ buổi ban sơ học Phật, tôi từng thích nghe nhiều vị thầy giảng, có những vị mình nghe phù hợp, nhiều vị không thấy phù hợp. Tôi học Phật bằng cách nghe để hiểu, thực hành phù hợp với căn tính, tìm về những lời dạy nguyên thủy của Đức Thế Tôn trong kinh điển chứ không thần tượng, “chết cứng” với một vị thầy, với những bài giảng đôi khi chỉ là kinh nghiệm cá nhân của giảng sư.

Trong nhà Phật có một câu rất hay, “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nên người Phật tử cũng có quyền lựa chọn minh sư (vị thầy có trí tuệ và tình thương lớn) cùng môi trường phù hợp để học hỏi, vun bồi đạo tâm, đạo lực.

Muốn vậy, phải học. Nếu không học kinh điển, một người con Phật có thể tu mù. Tất nhiên, học giỏi giáo lý mà không chỉnh sửa ý-khẩu-thân, chuyển hóa phiền não thì cũng chỉ là một trí thức Phật giáo chứ chưa phải là một hành giả đúng nghĩa.

Thực ra, chọn minh sư, học và tu nghiêm túc, ngay khi ấy người Phật tử cũng đang giúp thầy mình giữ gìn giới luật. Người Phật tử có hiểu biết chân chính cũng sẽ biết rời vị thầy mà mình thấy rằng họ có nhiều cái sai, nhất là khi cái sai ấy đã được Tăng đoàn nhất tâm cử tội, chỉ bảo.

Lưu Đình Long
(Theo báo Dân trí)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật trong con

Đạo Phật trong trái tim tôi 09:35 19/09/2024

Cha mẹ luôn là những gì thiêng liêng nhất và cũng dễ dàng lấy đi những giọt nước mắt của ai đó mỗi khi nghe nhắc đến hai tiếng mẹ, cha. Tuy nhiên đó cũng là thứ tình cảm mà con người thường lãng quên khi bị cuốn vào guồng quay lợi danh của cuộc đời.

GS Thái Kim Lan kể về cuộc đấu tranh chống đàn áp Phật giáo 1963 ở Huế

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:56 04/09/2024

Ký ức của GS Thái Kim Lan nguyên y hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài, tóc xõa ngang trời, đạp hối hả trên chiếc VeloSolex trong một ngày hè đỏ lửa ở Huế năm 1963. Đó là ngày mà cuộc đời Kim Lan thay đổi vĩnh viễn.

Làm thế nào để tạo nhiều phước đức?

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:39 06/08/2024

Một số anh chị, vì quá yêu quý và mến mộ tôi nên mỗi khi gặp, thường nức nở khen: “Hoàng Anh Sướng tài quá”, “Hoàng Anh Sướng quả là người đa tài”…

Thế Tôn, Ngài vẫn luôn có mặt cho chúng con - Bài 7: Tăng là đoàn thể đẹp

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:13 26/07/2024

Thành viên Tăng đoàn là những người có gốc rễ, có nền tảng - có bổn sư (cho phép xuất gia), có Phật giới (do giới sư truyền trao), có Thánh pháp (do giáo thọ sư giáo dưỡng).

Xem thêm