Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/12/2015, 01:28 AM

Tiểu sử Ni trưởng Thích Đàm Ánh tự Đức Huy (1925-2015)

Trên cương vị nào  Ni trưởng Thích Đàm Ánh tự Đức Huy cũng tận tụy hết lòng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao phó, cùng chung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khéo vận dụng phương tiện đưa đạo vào đời, góp phần xây dựng đất nước thanh bình thịnh vượng, làm sáng đạo trong đời, phát huy truyền thống yêu nước ngàn đời của Phật giáo Việt Nam.

Tiểu sử Ni trưởng Thích Đàm Ánh tự Đức Huy (1925-2015)

I- THÂN THÊ VÀ GIA TỘC:

Ni Trưởng Thích Đàm Ánh pháp danh Đức Huy, thế danh Đào Thị Sàng sinh giờ ngọ ngày 21-11 năm Bính Dần 1925 tại phố Tiền Môn, thị xã Bắc Giang (nay là Thành phố Bắc Giang), tỉnh Bắc Giang, nơi nổi tiếng địa linh nhân kiệt lâu đời. Người sinh trưởng trong gia đình Nho giáo quyền quý tín kinh Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Đào Văn Miêu làm công chức thời Pháp thuộc. Thân mẫu là cụ bà Hoàng Thị Bẹt dòng dõi quan quý. Hai cụ sinh hạ được 2 người con gái. Người là trưởng, thứ là bà Đào Thị Bích Liên. Người là con cầu tự tại chùa Hương Tích, ở trong bào thai mẹ 12 tháng khi sinh ra trong bọc chịu rất nhiều cực khổ, được bà ngoại nuôi dưỡng từ khi 3 tháng cho đến lúc 5 tuổi.

II - THỜI KỲ NIÊN THIẾU VÀ XUẤT GIA HỌC ĐẠO:

Do túc nhân sẵn trồng nên hoa Bồ Đề sớm nở. Năm 10 tuổi Người đã sớm bước theo con đường giác ngộ, theo Sư Tổ Thích Đàm Đễ (là chị họ) tu học tại chùa Âm Hồn thị xã Bắc Giang, nhưng gia đình không đồng ý bắt trở về tại gia tới 6 lần. Sau nhiều lần ngăn cản không được, cuối cùng mới ưng thuận cho Người đi xuất gia.

- Năm 1941 ở độ tuổi trăng tròn (16 tuổi) xuân sắc Người đã trực nhận sâu sắc eiáo lý vô thường, khổ, không, vó ngã của Đạo Phật.

Chiếc thân như tấc bóng chiều

Như chùm bọt nước phập phều ngoài khơi

Được phép của song thân Người đã chính thức phát túc siêu phương ra khỏi nhà thế tục, vì mục đích thoát ly sinh tử, Người đầu Phật xuất gia làm đệ tử Sư Tổ Thích Đàm Đễ tại chùa Âm Hồn thị xã Bắc Giang. Được Sư Tổ hoan hỷ tiếp độ dạy bảo hướng dẫn học tập theo thanh quy của thiền gia, chỉ trong thời gian ngắn Người đã được Sư Tổ hạ đao thế phát trở thành Hình Đồng Sa Di Ny “Tâm hình dị tục”. Được Sư Tổ quan tâm sách tiến, Người chuyên cần học tập chấp hành nghiêm chỉnh giới luật thiền gia, thông thuộc nghi tắc thanh quy vê tròn chức phận Hình Đồng Ni để đạt tới giới Phẩm “Sa Di Ni Cần sách”. Tuy con đường phía trước đầy gian nan vất vả, nhưng đâu có làm sờn chí nguyện của Người:

Thán chẳng quản tháng ngày vất vả

Chí những mong đạo cả nhiệm mầu
Ơn thầv nghĩa bạn cao sâu
Tấm thán bồ liễu dãi dầu gió sương.

Sau hơn 3 năm phụng Phật sự sư, Người được Sư Trưởng và Tăng Đoàn trao truyền Sa Di Ni thập giới và “Thức Xoa Ma Na Ni lục pháp”, Người đón nhận với tâm niệm :“Nhật nhật cầu thăng tiến, năm tháng đoạn vô minh”. Như người lực sỹ được tiếp thêm sức mạnh, Người càng tận tâm kiệt lực tu học pháp Tam Vô lậu. Nhận thấy đệ tử đạo hạnh, có chí khí, Sư Tổ liền cho Người đi tham học phương xa.

-   Từ năm 1946 - 1948 Người theo học chữ Hán và Phật Pháp tại Cao Phong Phù Lỗ và ở chiến khu Việt Bắc, do Cụ Cư Sĩ Nguyễn Hữu Kha (Thiều Chửu) giảng dạy.

-   Năm 1950 tu học Phật Pháp tại chùa Xã Đàn Hà Nội.

-   Năm 1960 Người được đăng đàn thụ giới Đại giới Tỳ Kheo Ny tại chùa Liên Phái, một mình một đàn giới. Do Tổ Ong - Tổ Liên Phái - Tổ Hương Tích - Tổ Vân Hồ là Thầy giới sư. Từ đó Người chính thức dự vào hàng tứ chúng của Tăng Đoàn với trọng trách “Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sinh”. Người ý thức rằng giới phẩm càng cao thì trọng trách Phật Pháp càng lớn. Vì thế Người càng tinh tiến đêm ngày sôi kinh nấu sử không ngừng.

-   Năm 1960 Người tu học Phật Pháp tại chùa Quán Sử - chùa Vân Hồ - Hà Nội.

-   Năm 1969 - 1970 Người tu học lớp Giáo lý tại Tổ Đình Quảng Bá Hà Nội.

-   Năm 1970 - 1975 Người tham dự lớp Sơ, Trung cấp Phật học tại chùa Quán Sứ Hà Nội.

-   Do đức tính thông minh khiêm tốn chuyên cần hiếu học, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, nên tu học ở đâu Người cũng đều là học Ni xuất sắc được các bậc thầy quý mến, pháp lữ kính nể.

III - THỜI KỲ HOẰNG ĐẠO:

Y lời giáo sắc của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Viện Chủ Tổ Đình Hòe Nhai, thực hiện quyết định của các cấp Giáo hội Phật giáo. Năm 1975 Người đã chính thức về trụ trì chùa Phụng Thánh, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng của Tín đồ Phật tử và nhân dân địa phương. Nơi đây là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của các vị lãnh đạo cao cấp Đảng Nhà nước từ những năm 1925 - 1939. Trước hoàn cảnh ngôi Tam Bảo xuống cấp nghiêm trọng đất đai bị lấn chiếm, việc sinh hoạt vô cùng khó khăn. Được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của các Cơ quan Chính quyền Mặt trận ban ngành, các cấp Giáo hội từ Trung ương tới địa phương và Tín đồ Phật tử cùng toàn thể nhân dân, Người đã dốc toàn tâm toàn lực vào việc trùng tu tôn tạo cảnh giới cụ thể là :

Năm 1977 và năm 1997 trung tu nâng cấp ngôi Bảo Điện thờ Phật, tạc mới và trang hoàng toàn bộ Phật tượng đồ thờ tự khí hoành phi câu đối cửa võng.          Năm 1998 lập hồ sơ xin xếp hạng di tích được Bộ Văn hóa ra quyết định công nhận là chùa Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Năm 1988 - 1995 xin đất phía trước mở rộng khuôn viên chùa, di chuyển 5 hộ dân.

Năm 1996 xây 5 gian nhà Điện Mẫu.

Năm 1999 xây hồ, dựng Bảo Tháp đúc tượng Bồ Tát Quan Âm, đúc Đại Hồng Chung.

Năm 2011 trở đi trùng tạo nâng cấp nhà Tổ Đường - Giảng Đường, xây Tam quan, vườn Tháp và các công trình sinh hoạt khác. Tổng cộng hàng chục tỷ đồng, làm cho cảnh giới ngày một khởi sắc trang nghiêm tố hảo, dần dần thu hút đông đảo các Tín đồ Phật tử tới lễ Phật tu học và các khách thập phương tới chiêm bái vãn cảnh. Song song với việc tu phúc, Người đặc biệt chú trọng tới đời sống tấm linh của Tín đồ Phật tử, như tổ chức các khóa tu tập Bát Quan Trai. Kiến lập đạo tràng Pháp Hoa, thỉnh Chư Tôn Đức Trung ương Giáo hội và Thành hội Phật giáo Hà Nội về thuyết giảng chính pháp, hướng dẫn phương pháp tu học cho các Phật tử theo đúng chính pháp bài trừ các hủ tục lạc hậu mê tín di đoan chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước. Người luôn đi đầu trong các công tác Phật sự và công tác từ thiện xã hội. Vận động Tín đồ Phật tử làm tốt công tác từ thiện xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, người nghèo, trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, nạn nhân nhiễm chất độc da cam, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, động đất sóng thần ở trong nước và nước ngoài, đồng thời tham gia tích cực phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở tổ dân cư, thực hành tiết kiệm và vận động toàn dân gửi tiền tiết kiệm xây dựng đất nước giàu mạnh. Ngoài Phật sự tại địa phương, từ năm 1982 - 1993 Người còn phát tâm nhận và trùng tu tôn tạo các chùa Tứ Liên, Đình Quán, Vạn Ngọc, Thanh Nhàn và chùa Dền ở thị xã Bắc Giang. Người tiếp độ được 10 đệ tử, đến nay các đệ tử của Người đều đã trưởng thành, trụ trì tại các chùa trong thành phố Hà Nội. Các vị đều là những tu sỹ có đạo hạnh có trình độ học vấn Thế học và Phật học nhất định, làm tốt công tác Phật sự tại địa phương.

* Đối với công tác Phật sự của Giáo hội từ năm 1946 - 1955 Người tham gia thành viên Ban tuyên truyền Phật giáo cứu quốc và tham gia công tác nuôi dạy trẻ.

-   Từ nãm 1960 - 1989: tham gia chi hội Phật giáo quận Đống Đa.

-   Từ năm 1981 - 1987 là Phó Ban Đại diện Phật giáo quận Đống Đa và là Trưởng ban hậu cần trường hạ Bà Đá và Quán Sứ trong nhiều khóa hạ an cư.

-   Từ năm 1981 - 2002 là Đại biểu chính thức đại diện cho Tăng Ny Thành hội Phật giáo Hà Nội tham dự Đại hội đồng thời là thành viên Ban tổ chức Đại hội Phật giáo toàn quốc từ khóa I đến khóa V.

IV- THAM GIA CÔNG TÁC XÃ HỘI:

Là một tu sỹ giàu lòng yêu nước, thực hiện lời dạy của chư Tổ “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” và phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tuy Phật sự đa đoan, nhưng Người vẫn giành nhiều thòi gian tham gia công tác xã hội, đấu tranh giành độc lập xây dựng đất nước như :

-   Tham gia Tổ trưởng dân phố khối 10 Nguyễn Khuyến, phố Sinh Từ 10 năm liền.

-   Từ năm 1994 - 2003 là Đại biểu HĐND Quận Đống Đa.

-   Từ năm 1995 đã là ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa và phường Trung Phụng.

-   Từ năm 1961 - 1978 là ủy viên Ban chấp hành Hội phụ nữ quận Đống Đa.

-   Từ năm 1981 - 1975 tham gia quỹ tiết kiệm - Hội Chữ thập đỏ quận Đống Đa và phường Trung Phụng.

Trên cương vị nào Người cũng tận tụy hết lòng hoàn thành xuất sắc các công việc được giao phó, cùng chung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khéo vận dụng phương tiện đưa đạo vào đời, góp phần xây dựng đất nước thanh bình thịnh vượng, làm sáng đạo trong đời, phát huy truyền thống yêu nước ngàn đời của Phật giáo Việt Nam.

Do công đức đóng góp to lớn, nên Người đã được Nhà nước các cấp Chính quyền Mặt trận, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng những phần thưởng cao quý.

-   Huân chương Lao động hạng Ba (2006).

-   Bằng Tuyên dương công đức Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội (2007).

-   Bằng khen Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

-   Bằng khen Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

-   Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (2007).

-   Bằng khen của UBMTTQ thành phố Hà Nội.

-   Bằng khen của UBMTTQ Tỉnh Bắc Giang (2006).

nhiều giấy khen của UBND, UBMTTQ quận Đống Đa và phường Trung Phụng.

V- THỜI KỲ LÂM BỆNH VÀ VIÊN TỊCH:

Ở độ tuổi chín mươi sức khỏe của Người đã giảm dần theo năm tháng, như cây hết nhựa. Tuy bị cái già cái bệnh chi phối, nhưng Người vẫn an nhiên tự tại chăm lo Phật sự, chú dạ lục thời hằng tinh tiến không lúc nào rảnh rỗi theo lời Bậc Cổ Đức dạy :“Phúc tuệ mong tròn Thích tử vô đa hạ nhật Từ bi muốn đủ Thánh nhân tấc bóng thốn âm”. Ngày qua tháng lại, sức khỏe của Người ngày một xuống dốc, biết thọ mệnh của mình không còn được bao lâu nữa. Người đã chủ động gặp gỡ Chư Tăng trong Sơn Môn, họp các đệ tử căn dặn các công việc Phật sự chu đáo, để yên tâm về thế giới Cực Lạc. Thế rồi Người không may bị bệnh đột quỵ lần thứ nhất rồi lần thứ hai bệnh ngày một thêm trầm trọng. Những tưởng Người còn trường thọ cùng Tăng Ny - Phật tử và nhân dân chung tay xây dựng đất nước hòa bình, trang nghiêm Giáo hội. Nào ngờ vô thường ập tới Người đã an nhiên thân thần thị tịch vào hồi 17h55 ngày      03 tháng 12 năm 2015 (tức ngày 22/10/Ất Mùi) Trụ thế 90 tuổi, giới lạp 70 năm.

Thế là: Người đã ra đi, trở về quê hương an dưỡng thảnh thơi. Như lời bậc

Cổ Đức dạy :

Quẩy dép về Tây chốn nghỉ ngoi

Hạc vàng tung cánh khắp phương trời
Đường sinh nẻo tử từ đây hết
Bóng nhạn đàu còn in nước trong.

Kể từ nay xã hội mất đi Người công dân mẫu mực. Giáo hội Phật giáo Việt Nam mất đi một thành viên ưu tú, Sơn Môn Tổ Đình cùng Pháp quyến thân quyến, Tín đồ Phật tử mất đi một người con ưu tú, một bậc thầy khả kính, đã suốt đời tận tụy hiến dâng cho “Đạo pháp - Dân tộc”.

NAM MÔ KHÁNH ÂN BẢO THÁP MA HA TỲ KHEO NI BỒ TÁT GIỚI PHÁP HÚY THÍCH ĐÀM ÁNH HIỆU ĐỨC HUY GIÁC LINH THIỀN TỌA HẠ.

BTS GHPGVN TP.HN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Xem thêm