Phật Giáo
Chủ nhật, 11/07/2021, 15:18 PM

Tìm bình yên trong gia đình

Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình.

Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình.

Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây.

Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình tìm bình yên trong gia đình trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu.

Bởi vì quá xúc động!

Bởi vì cảm nhận được, đồng cảm được, thấu cảm rõ. Những tâm sự, gút mắc, những bâng khuâng, những bối rối, trăn trở, những nỗi khổ, niềm đau, những tuyệt vọng,… rất chân thực trong những hỏi đáp đã được chọn lọc tinh tường khiến cho những câu chuyện trong cuốn sách khiến tôi và chắc chắn nhiều độc giả đều nhận ra bản thân mình hoặc đâu đó tìm thấy gia đình mình có mặt ở trong những hoàn cảnh ấy.

Những câu chuyện khiến trái tim tôi thắt lại…

Trao gửi nhân duyên

Sau hồi lâu nặng lòng đó, tôi mở cuốn sách trở lại. Tôi lựa chọn đọc tiếp, giống như lựa chọn đối mặt, quyết định đi tiếp chặng đường đang đoạn gập ghềnh, đang hồi sóng gió, chông gai. Và bởi ngay đằng sau mỗi câu chuyện, mỗi câu hỏi thắc mắc, đều có sự giải đáp, nâng đỡ, dìu dắt đầy từ bi và trí tuệ từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quý thầy, quý sư cô, những bậc chân tu tinh tấn và chánh niệm. Càng đọc tôi càng thấy mình yên tâm nương tựa và học hỏi để tháo gỡ, để thông suốt được rất nhiều vấn đề, để giải quyết các khó khăn nổi trội trong gia đình, từ những lời khuyên và chỉ dẫn ân cần, đầy tình thương và sự hiểu biết.

Cuốn sách gồm 6 phần rành mạch: Những khó khăn trong gia đình; Tâm sự của cha mẹ với con cái; Tâm sự của con cái; Thiết lập niềm tin trong cuộc sống; Truyền thông với người đã mất;  và thực tập chánh niệm trong gia đình. Từng chương làm tôi đọc rất chăm chú, như khám phá, như chắt lọc kim cương, như nhặt đá quý mang về nhà mình.

Thực vậy, “không có bùn thì chẳng có sen”. Bình yên là sau khi đã đi xuyên qua đau khổ, đã học được điều cần học, đã có ý thức tìm kiếm trí tuệ, đã suy ngẫm đủ hiểu biết cách để làm khác đi, đã lựa chọn và ra quyết định sống khác đi, đã hành động khác đi để cắt đứt vòng lặp cũ, làm mới, sống một lối sống mới và có một cuộc đời mới – bình yên, hạnh phúc hơn.

Tâm trí chúng ta cho dù có những lúc nói hoặc cảm thấy hoặc thậm chí chắc chắn rằng không yêu, không còn yêu, không muốn yêu, không muốn ở lại, không muốn quay về nhưng thực ra bản năng, trái tim, máu huyết chúng mình rất yêu, rất muốn ở lại, rất muốn quay về nên mới cảm thấy đau đến thế, khắc khoải thế, băn khoăn, trăn trở, trống rỗng như thế... Gia đình của chúng ta mà. Người thân của chúng mình mà. Chúng ta có thể rời đi đâu được, có thể tránh né được bao lâu!

Gấp sách lại, tôi nhắc mình: Quay về đi thôi! Đối diện, chữa lành, làm mới nào!. Chúng ta, may mắn thay, còn có những bậc thiện tri thức bên cạnh, còn có từ bi và trí tuệ dẫn đường đây. Về thôi, buông khổ đau ra là bình yên hiển lộ ngay mà.

Trang bìa cuốn sách 'Tìm bình yên trong gia đình'

Trang bìa cuốn sách "Tìm bình yên trong gia đình"

Và chúng tôi đã may mắn mời được 3 vị khách mời đặc biệt là thầy Pháp Đăng, một đệ tử lớn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả của cuốn sách “Trị liệu ung thư bằng chánh niệm”, hiện đang tu tập tại Mỹ cùng với chị Mỹ Hằng, Nhà sáng lập và điều hành doanh nghiệp xã hội An Ban và chị Nguyễn Hương, Phó Tổng giám đốc công ty sách Thái Hà đến giao lưu về chia sẻ về cách để có bình yên trong gia đình.

'Lắng nghe hơi thở' để chữa lành vết đau trong tâm hồn

Chúng tôi quyết định đặt tên chương trình là “Nguồn cội” để nhắc nhau tìm về nguồn cội, tìm về với gia đình bình yên của mình. Chương trình sẽ diễn ra từ 19h30 đến 21h30, chủ nhật, ngày 25/07/2021 để tất cả cùng nhau tìm lại hạnh phúc tự nơi ta, gia đình ta, kiến tạo một môi trường bình yên.

Vì đang diễn ra dịch Covid tại Việt Nam nên buổi giao lưu sẽ diễn ra online trên nền tảng zoom. Chúng tôi mong thật nhiều người tham dự để thật nhiều người, thật nhiều gia đình tìm lại được bình yên. Bất cứ ai đọc cuốn sách này rồi đều có thể đăng ký tham gia. Link sự kiện tại https://fb.me/e/1zz8DtLTW

Link đăng ký và gửi câu hỏi qua: https://forms.gle/ZAz2ZbJAGZLka6GD9

Tôi là người trực tiếp đã hưởng lợi từ cuốn sách, từ việc đọc và ứng dụng sách nên chỉ phát nguyện để cả trăm người đủ phước lành tham dự. Nguyện bình yên đến với mỗi gia đình, nhất là khi Covid đang hoành hành dữ dội như thế này. Bình yên trong gia đình bây giờ đang cần hơn bao giờ hết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Xem thêm