Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/12/2019, 09:56 AM

Tìm hiểu về 3 tướng đặc biệt của Đức Phật

Đức Phật - con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ, đức hạnh mà còn về mặt hình thể. Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh. Hãy cùng tìm hiểu 3 tướng đặc biệt của Đức Phật.

>>Chi tiết 32 tướng tốt của Đức Phật theo kinh điển Phật giáo

Ba mươi hai tướng tốt của đức Phật được đề cập, khá nhiều trong kinh, trong Nam tạng cũng như Bắc tạng như: kinh Sơ Đại Bổn Duyên (Trường A Hàm), kinh Tâm Thập Nhị Tướng (Trung A Hàm), kinh Đại Bổn (Trường Bộ), kinh Tướng (Trường Bộ), kinh Tập, kinh Tiểu Bộ... và một số rải rác trong kinh tạng Đại Thừa...

Tướng tốt theo quan điểm tướng pháp Á Đông không phải là quan niệm về cái đẹp thẩm mỹ, mà chính là cái đẹp của đức hạnh biểu hiện qua hình thể. Đời sống sung túc, tốt đẹp của một người được biểu hiện qua hình tướng đắc cách hay không, những tướng tốt này lại có nguồn gốc sâu xa liên quan đến phúc đức của ông bà cha mẹ hay của chính mình trong quá khứ. Điều này được đúc kết dựa theo kinh nghiệm và quan sát thực tế mà rút ra được những quy luật về phương pháp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mời quý Phật tử cùng tìm hiểu 3 tướng đặc biệt của Đức Phật:

1. Tướng cao quý thứ nhất là 'Vô kiến đảnh tướng" nằm ở đỉnh đầu Phật phóng hào quang màu vàng

Bài liên quan

Vô kiên đảnh tướng ở đỉnh đầu là đức tướng hay tướng đại nhân. Phật được tôn xưng là bậc đại nhân vì Ngài cảm hóa người bằng đức hạnh, bằng tình thương bao la, bằng lòng kính trọng bình đẳng. Phật hiện hữu trên cuộc đời, thuyết pháp, giáo hóa chỉ vì chúng sanh, tất cả cho chúng sanh. Tấm lòng Phật bao dung muôn loài, có sức thu hút mọi loài đến với Ngài.

Trên bước đường tu theo Phật, chúng ta từ tiểu nhân tiến lên trung nhân và thành đại nhân. Tiểu nhân chỉ biết mình và lo cho mình. Trung nhân vừa lo cho mình và lo cho người. Hàng đại nhân không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ vì mọi người.

2. Tướng thứ hai là "Bạch hào tướng" nằm ở giữa hai chân mày của Phật phóng ra tia hào quang màu trắng

Tướng bạch hào ở giữa hai chân mày có lông trắng kéo ra dài một tầm, thả xuống hình xoắn ốc là trí tướng. Do công đức tu hành trải vô số kiếp, Phật thành tựu tướng trí tuệ này. Ánh sáng của trí tuệ chiếu thấu muôn sự muôn vật, nên Phật thấy đúng như thật. Ngài biết rõ chúng sanh nghĩ gì, có khả năng gì, nghiệp gì mà tạo thành con người đau khổ hay an vui trên thế gian.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. "Tướng kiết tường" hình chữ "Vạn" ở giữa ngực Phật luôn phóng ra hào quang màu hồng

Bài liên quan

Phật trang nghiêm bằng tướng kiết tường, nghĩa là tâm từ bi của ngài mở rộng. Ngài bước chân đến đâu, hung tàn, bạo ngược cũng tự tiêu mất.

Ánh sáng màu hồng từ trái tim Phật chiếu ra, làm cho người tiếp nhận tình thương vô bờ bến.

Tình thương của Phật lộ ra bên ngoài thành tướng hình chữ "Vạn". Còn tình thương của chúng ta thực nhỏ bé, chỉ ở trong trái tim và bên ngoài bị nghiệp ác che kín. Tình thương của Phật chẳng những nằm trong tim, mà phổ biến tất cả muôn loài làm lắng đọng tâm ác, việc ác của người.

(Trích Phẩm 24 Diệu Âm Bồ Tát - Lược Giải Kinh Pháp Hoa - HT.Thích Trí Quảng)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Xem thêm