Chi tiết 32 tướng tốt của Đức Phật theo kinh điển Phật giáo

Không phải thấy 32 tướng tốt của Phật là có thể thấy được Phật. Bởi vì chính cái thân tứ đại của Đức Phật cũng là giả tướng và tan rã theo thời gian thì làm sao mà gọi là Phật cho được.

Quan điểm của Phật giáo về tướng thế nào là tốt

1/32 - Túc Hạ An Bình Lập Tướng (Tướng an ổn và bằng phẳng ở ban chân Phật).

Dưới bàn chân của Ðức Thế Tôn, có tướng bằng phẳng đầy đặn, thật khéo an trụ, như cái hộp ấn, nó thản nhiên tùy theo chỗ cao thấp (nông cạn), chạm đến (đụng vào) đều tự cân bằng chính xác. Ðó là tướng thứ nhất (không bị bẻ lật hay trẹo hụt vấp váp).

2/32 - Thiên Phúc (Bức) Luân Tướng (Thiên Phúc Võng Cốc). Còn gọi Nhị Luân Tướng. Dưới bàn chân có tướng bánh xe ngàn căm, rất tươi thắm

Dưới mặt bằng hai chân của Thế Tôn, có hình bánh xe tròn ngàn căm, tên là “Thiên Phúc Luân” Các đường văn ấy đều phân minh rõ ràng tròn trặn đầy đủ. Ðó là thứ hai.

Hai bánh xe, có ngàn bánh xe tròn, là tướng thồi phục ác ma oán địch, chiếu phá ngu si của vô-minh. Gọi đúng là “Thủ túc luân tướng”. Lòng bàn chân có hiện tướng THIÊN PHÚC LUÂN của phật. Có hình hai bánh xe Chuyển Pháp Luân (ngàn căm). Tướng vi diệu nầy, có khi không hiện ở hai bàn chân, thì lại hiện nơi hai bàn tay. Vì trải qua nhiều đời quá khứ Phật đã vì Cha, Me,ï Thầy, Bạn và Tất cả chúng sanh bôn ba khắp chỗ khắp trong ba cõi, đã làm các việc bố thí, cúng dường, cưùu độ ... nên biểu thị cái tướng Pháp Luân Ấn nầy.

Đức Phật có 32 tướng tốt

Đức Phật có 32 tướng tốt

3/32 - Trường Chỉ Tướng. Hay, Chỉ Tiêm Trường Tướng.

Các ngón tay chân của Ðức Thế Tôn thon dài mềm mại, dịu mềm hơn tất cả, như lụa đâu- la- miên. Ðó là tướng tốt thứ ba.

Trường chỉ tướng chỉ tiêm trường đoản trực thứ đệ dung hảo chỉ tiết sam sai. [Ðầu ngón và các ngón tay chân của Thế Tôn tròn búp thứ lớp thật đẹp, ngón tay dài, lóng đốt thẳng nhau

4/32 - Mang Võng Tướng. Tướng mạng lưới mềm.

Mỗi mỗi khoảng (kẽ) ngón tay, chân của Thế Tôn có lớp da mỏng như màng lưới, mịn tợ như lụa đâu-la-miên của trời Ðế Thích, có nét vẻ màu vàng kim. Ðó tốt thứ tư. (khi xếp tay lại thì tựa như biến mất, không thấy nếp nhăn của man-võng.

5/32 - Thủ Túc Chỉ, Viên Mãn Tiêm Tướng.Các ngón tay chân (tròn búp) thon đầy.

Các ngón tay và ngón chân của Ðấng Thế Tôn, tròn mịn, bum búp, thon dài và đầy đặn càng nhìn càng ưa mến. Ðó là thứ năm.

Thủ túc chỉ mang võng tướng, như nhạn vương trương chỉ tắc hiện, bất trương tắc bất hiện. [Tướng mạng lưới ở giữa kẽ tay chân, có sè tay thì mới có, không sè tay thì không có hiện ra].

6/32 - Gót Chân Tròn Ðầy, Tốt Thắng Hơn Cả Cõi Hữu Tình.

Gót chân của Thế Tôn, dài rộng tròn đầy. Tướng vun tròn của mu bàn chân thật đặt biệt hơn tất cả chúng trong cõi hữu tình.

7/32 - Mu Bàn Chân Nổi Cao Ðầy Ðặn, Mềm Mại Tương Xứng Với Gót.Mu bàn chân của Ðức Thế Tôn nổi cao đầy đặn mềm mại cùng với gót chân tương xứng nhau thật là kỳ diệu. Ðó là tướng tốt thứ bảy.

[ Tướng mu bàn chân cao đầy, khi chân bước giáp đất dấu không rộng không hẹp, màu sắc dưới chân như hoa sen đỏ, lưới dưới kẽ chân màu sắc như san hô, móng chân trong sáng như đồng đỏ. Màu sắc trên mu bàn chân in như vàng ròng, màu của lông trong xanh như lưu ly. Cực kỳ xinh đẹp như xen nhiều các bảo vật để chung vào trang sức].

8/32 - Ðùi Vế Thon Tròn, Chân Dài.

Hai đùi vế của Thế Tôn tròn trĩnh thon đẹp (như đùi của lộc vương lịch- nê- tà- tiên). {腨膊 chuyên, thuần : cùng một nghĩa}. Ðó là thứ tám.

9/32 - Ðứng Thẳng Bàn Tay Úp Lên Ðầu Gối.

Hai cánh tay của Thế Tôn thẳng dài tròn đầy, đứng đưa tay duỗi xuống bàn tay bằng ngang và thoa lên đầu gối. Ðó là tướng tốt thứ chín.

10/32 - Âm Tàng Tướng.

Âm tàng tướng của Thế Tôn ẩn kín (tợ như Long chúa Tượng Mã). Ðó là tướng tốt thứ mười.

11/32 - Lông Tươi Mướt Màu Xanh.

Mỗi lỗ chân lông mọc một lông trên thân Thế Tôn, tươi nhuận mềm mại với một màu xanh mướt đều xếp về phía bên phải. Ðó là tướng tốt thứ mười một.

Mỗi chân lông, chỉ sanh một sợi lông. Lông màu xanh lóng lánh như màu của ốc cừ, lông xoay tròn về hướng phải.

12/32 - Thân Kim Sắc, Lông Tóc Xanh Biếc.

Các đầu lông, tóc của Thế Tôn đều mềm mịn, màu xanh biếc như lưu ly xanh và cùng hướng lên xoay về bên phải, toàn thân màu vàng ròng, ngắm nhìn rất ưa thích. Ðó là thứ mười hai.

13/32 - Da Mịn Không Dính Bụi.

Làn da trên thân thể của Thế Tôn, mịn màng tươi nhuận, các chất nước bẩn, bụi bặm đều không thể đọng dính trên da. Ðó là tướng mười ba.

14/32 - Thân Sáng Chói Như Vàng Diêm-Phù-Ðàn.

Trên làn da toàn thân của Thế Tôn màu vàng ròng lóng lánh sáng rỡ trông đẹp như đài vàng diệu kim, các báu nhóm lại để trang nghiêm, các chúng trong cõi nhân thiên đều ưa thích nhìn ngắm và sinh tâm an lạc. Ðó là tướng tốt thứ mười bốn.[Kim sắc tướng phải so sánh như thế nào ? Luận đáp rằng : Nếu đem sắt để sánh với vàng thì màu của sắt sẽ không hiện rõ. Nay đem vàng cõi thế để so sánh với màu vàng “Kim tướng” của Phật thì màu vàng cõi thế không tỏ hiện. Và cứ như thế so sánh vàng của Diêm-phù-na, vàng trong biển lớn của vua Chuyển Luân, vàng của núi Tu Di, vàng anh lạc của cõi trời 33, vàng của Diệm-ma thiên, vàng của Ðâu-suất-đà thiên, vàng của Tha-hóa-tự-tại thiên tất cả các vàng vô lượng quí giá sáng chói đó; đều không sánh với màu vàng của thân Bồ Tát ! Như vậy đó, là màu vàng của “Kim-sắc” tướng].

15/32 - Bảy Chỗ Ðều Ðầy Ðặn.

Hai chân, hai bàn tay, cổ và đôi vai của Phật, bảy chỗ nầy đều đầy đặn. Làø thứ mười lăm.

16/32 - Kiên Ðảnh Thật Thù Diệu.

Trán và vai của Thế Tôn tròn đầy thật là đặc thù mầu nhiệm. Ðó là thứ mười sáu.

17/32 - Xứ Long Mãn Tướng.

Chỗ hủng nách của Thế Tôn thật khác thường, vì rất đầy. Ðó là thứ mười bảy.

18/32 - Dung Nghi Ðoan Chánh.

Dung nhan và nghi cách của Thế Tôn, đoan chính viên mãn. Ðó là mười tám.

19/32 - Thân Tướng Trang Nghiêm.

Thân tướng của Thế Tôn to lớn nghiêm chỉnh và ngay thẳng và thật cân đối. Ðó là mười chín.

20/32 - Thân Tướng Hảo Mãn Như Nặc-Câu-Ðà.

Dung mạo và thể tướng của Thế Tôn, các bề cao rộng, tỷ lệ thật cân đối, toàn chu vi thể lượng tròn đầy hảo mãn tợ như cây liễu. (Nặc-cù-đà loại cây mềm cao to, tàn cây rộng mát Nyagrodha. Chỉ có ở Aán mới có. Còn có tên ni-câu-đà v.v..). Ðó là hai mươi.

21/32 - Hàm Ức Uy Dung Quảng Ðại.

Phần thân trên của Thế Tôn từ ngực đến cằm, vóc dáng nở rộng, dung nghi uy dũng (như sư tử vương). Là hai mươi mốt.

22/32 - Thân Sáng Chói.

Vầng ánh sáng chung quanh đầu mặt của Thế Tôn, thường sáng là một tầm. (một trượng). Là tướng hai mươi hai.

23/32 - Bốn Mươi Răng Trong Trắng.

Hàm răng của Ðức Thế Tôn đủ 40 cái, bằng đều không so le, sít kín nhau, chân sâu và trong trắng như ngọc “Kha Tuyết”. Ðó là hai mươi ba.[ Tướng hai mươi bốn là, nói về răng, Thế Tôn có 40 cái răng, không nhiều và cũng không ít đối với con người. Con người có 32 cái răng, xương hơn 300, 9 xương đầu. Bồ Tát răng 40, xương đầu chỉ có 1. Bồ Tát xương răng nhiều, xương đầu ít. Còn con người thì xương răng ít xương đầu nhiều. Do vậy nên nói Bồ Tát khác với thường nhân].

24/32 - Răng Và Bốn Răng Cửa Ðều Trong Suốt.

Bốn răng cửa của Thế Tôn, trắng tươi và bén nhọn. Là hai mươi bốn.

25/32 - Cổ Có Mạch Hầu Biến Chất Ăn Thành Thượng Vị.

Tất cả hương vị khi đến với Thế Tôn đều trở thành “Thượng Vị”. Sở dĩ có như vậy, vì ngay nơi hầu mạch (mạch tại cổ) có công năng dẫn thẳng đến các mạch chi tiết của toàn thân. Các bịnh đàm ấm phong nhiệt, đều bị vô hiệu với cơ thân của Thế Tôn. Cơ thể miễn nhiễm tuyệt vời đó làm tiêu hoại tất cả sự xâm tổn đến các mạch, nổi chìm co giãn trong thân của Ngài. Ðó là hai lăm.

26/32 - Lưỡi Che Trùm Cả Mặt. ?

Tướng lưỡi của Thế Tôn, trong sạch dài rộng và mỏng, công năng của lưỡi có thể che trùm cả mặt cho đến mé tóc trán và đến mang tai. Ðó là hai sáu.

27/32 - Tiếng Nói Âm Vang Trong Suốt Như Tần-Già Âm.

Phạm âm từ vận giọng nói của Thế Tôn, lan rộng hòa nhã dịu dàng, bất luận thính chúng nhiều ít, xa gần độ nghe được, đều bình đẳng giống nhau. Chấn âm của giọng như tiếng trống trời, điệu uyển chuyển của thanh âm mềm như “Tần-già thinh” (giống chim nói pháp cõi Tịnh Ðộ). Là hai mươi bảy.

28/32 - Lông Mi Xanh Biếc, Dày Và Thẳng.

Ðôi chân mày trên đôi mắt của Thế Tôn, màu xanh biếc (sậm) lóng lánh, xếp lớp nằm nghiêng chỉnh tề không rối.

29/32 - Ðôi Mắt Trong Xanh Ngời Sáng.

Ðôi tròng mắt của Thế Tôn, phần trắng trắng tươi, phần đen thì xanh đậm, trong xanh tươi trắng phân minh, chỗ giáp màu hơi ửng hồng. Là hai mươi chín.

30/32 - Mặt Tròn Sáng Như Vầng Trăng Tròn.

Khuôn mặt của Thế Tôn, tròn sáng như trăng đầy, chân mày cong như cánh cung của trời Thiên Ðế. Là thứ ba mươi.

31/32 - Tướng Bạch Ngọc Hào.

Khoảng giữa hai chân mày của Thế Tôn có tướng Bạch Hào. Nhúm lông trắng nầy xoay tròn về phía hữu, mềm mại như tơ đỗ-la-miên (tơ cõi trời), tươi trắng sáng suốt như ngọc “Kha-tuyết”. Là ba mươi mốt.

32/32 - Khuôn Trán Như Ô-Sắc-Nị-Ca.

Giữa khoảng chót trán đến đỉnh đầu của Thế Tôn nổi lên một cục tròn gọi là Ô-sắc-nị-ca (Nhục kế) Nơi đây cũng là “Ðảnh Tướng” (tựa như thiên bảo cái). Ðó là tướng thứ ba mươi hai

Mặc dầu chúng ta thấy 32 tướng tốt của Phật thì chưa phải là chúng ta thấy được Phật. Bởi vì chỉ khi nào chúng ta thấy “Phật tâm thanh tịnh” thì lúc đó chúng ta mới thấy được Phật. Nhưng ở đời chúng ta chỉ rong ruỗi chạy theo giả tưởng để tìm Phật bên ngoài mà không biết tìm Phật thật ở trong tâm của chúng ta. Vì thế cổ nhân có nói rằng: "Phật trong nhà không thờ, mà đi thờ Thích Ca ngoài đường” là vậy.

Một ngày kia Phật hỏi:

- Tu Bồ-đề! Ông có thể thấy 32 tướng tốt của ta đây, thì ông có thể thấy được Phật không?

Tu Bồ-đề thưa:

- Đúng như vậy, thấy được 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật.

Phật lại dạy:

- Ông hiểu lầm rồi. Nếu thấy 32 tướng tốt của Ta đây, mà ông cho là thấy được Phật thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có đủ 32 tướng tốt như Ta, như thế thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật hay sao?

Không phải thấy 32 tướng tốt của Phật là có thể thấy được Phật. Bởi vì chính cái thân tứ đại của Đức Phật cũng là giả tướng và tan rã theo thời gian thì làm sao mà gọi là Phật cho được. Chúng ta phải lìa xa tất cả các vô minh, vọng chấp thì chơn tâm hay Phật tánh sẽ hiện ra. Đây mới chính là thấy được Phật vậy.

Giáo Pháp của Đức Phật được chia ra làm ba thời kỳ:

 1. Chánh Pháp khoảng 1000 năm.

 2. Tưởng Pháp: thì mường tưởng như chánh Pháp, có khoảng 1000 năm.

 3. Mạt Pháp: khoảng 10,000 năm.

Do đó chúng ta hiện đang sống trong thời Mạt Pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm